Sản Lượng Cá Tra Của Hầu Hết Các Tỉnh Đều Giảm

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 8/2014 ước đạt 300 ngàn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 8 tháng đầu năm đạt 2.119 ngàn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình sản xuất một số loài cụ thể như sau:
Diện tích nuôi cá tra của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 8 tháng đầu năm ước đạt 6.400 ha với sản lượng 685 ngàn tấn. Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT thuộc đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng cá tra của hầu hết các tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT thuộc đồng bằng sông Cửu Long, tình hình sản xuất tôm sú tháng 8 vẫn ổn định so với tháng trước, diện tích và sản lượng tôm sú 8 tháng đầu năm của một số tỉnh giảm so với cùng kỳ năm trước. Riêng tỉnh Kiên Giang cả diện tích và sản lượng đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Đối với các tỉnh vùng Đông Nam bộ, sản lượng tôm sú của 2 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh đều giảm so với cùng kì năm trước, Bà rịa – Vũng tàu: sản lượng 939 tấn (-6,7%), thành phố Hồ Chí Minh: sản lượng 881 tấn (-6,7%).
Trong tháng 8, các tỉnh phía Bắc, Nam Trung bộ và Nam Bộ sản lượng đánh bắt tăng khá và được mùa do thời tiết biển tương đối thuận lợi, nhiều tàu thuyền bám biển dài ngày, các loài đánh bắt chủ yếu là nhuyễn thể, cá thu, cá nục, cá hồng, cá cơm….
Việc tăng cường công tác phát triển mô hình tổ, đội sản xuất trên biển với các nghề chủ yếu như câu, rê, vây, kéo... cộng với việc đầu tư phát triển trang thiết bị phục vụ đánh bắt hải sản xa bờ của ngư dân ngày càng tăng, giá xăng dầu giảm và giá thủy sản tăng cao đã khuyến khích ngư dân bám biển.
Ước 8 tháng đầu năm 2014 sản lượng khai thác thủy sản đạt 1.882 ngàn tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ước khai thác biển đạt 1.760 ngàn tấn, tăng 10,5 % so với cùng kỳ.
Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương 8 tháng đầu năm của 3 tỉnh trọng điểm như sau: Khánh Hòa ước đạt 8000 tấn, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, Bình Định đạt 6301 tấn tăng 1,6%, Phú Yên đạt 3365 tấn giảm 18,5% so cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, nhờ tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội, nhiều nông dân đã chú trọng đa dạng hoá các loài vật nuôi để từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình.

Các ngân hàng cam kết xử lý, trả lời trong 4 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ. UBND tỉnh cũng đã công bố phân bổ cho 92/150 dự án đăng ký cùng với cam kết hỗ trợ lãi suất… Nhưng chưa có dự án nào được phê duyệt gửi đến ngân hàng nên không thể nào giải ngân được.

Năm 2012, các thôn Tân Bình 1, Tân Bình 2, Thanh Xuân 1 và Thanh Xuân 2 (xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng) được chọn làm vùng quy hoạch để triển khai Dự án sản xuất chè VietGAP của tỉnh. Tuy nhiên, sau 2 năm triển khai, đến nay, những khó khăn của dự án đã bắt đầu nảy sinh.

Theo kế hoạch, lịch gieo sạ lúa đại trà vụ đông xuân 2014 – 2015 bắt đầu từ ngày 25.12.2014 đến ngày 10.1.2015. Đối với chân ruộng trũng, chưa rút nước kịp thời thì gieo mạ để cấy và phải chấm dứt gieo cấy trước ngày 15.1.2015. Cơ cấu giống lúa tập trung ở các loại trung, ngắn ngày.

Ngày nay, xu hướng sản xuất theo hướng an toàn đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong vấn đề an toàn thực phẩm. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm bảo đảm một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và các khả năng nhiễm bẩn thực phẩm, an toàn cho người tiêu thụ.