Sản Lượng Cá Tra Của Hầu Hết Các Tỉnh Đều Giảm

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 8/2014 ước đạt 300 ngàn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 8 tháng đầu năm đạt 2.119 ngàn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình sản xuất một số loài cụ thể như sau:
Diện tích nuôi cá tra của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 8 tháng đầu năm ước đạt 6.400 ha với sản lượng 685 ngàn tấn. Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT thuộc đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng cá tra của hầu hết các tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT thuộc đồng bằng sông Cửu Long, tình hình sản xuất tôm sú tháng 8 vẫn ổn định so với tháng trước, diện tích và sản lượng tôm sú 8 tháng đầu năm của một số tỉnh giảm so với cùng kỳ năm trước. Riêng tỉnh Kiên Giang cả diện tích và sản lượng đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Đối với các tỉnh vùng Đông Nam bộ, sản lượng tôm sú của 2 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh đều giảm so với cùng kì năm trước, Bà rịa – Vũng tàu: sản lượng 939 tấn (-6,7%), thành phố Hồ Chí Minh: sản lượng 881 tấn (-6,7%).
Trong tháng 8, các tỉnh phía Bắc, Nam Trung bộ và Nam Bộ sản lượng đánh bắt tăng khá và được mùa do thời tiết biển tương đối thuận lợi, nhiều tàu thuyền bám biển dài ngày, các loài đánh bắt chủ yếu là nhuyễn thể, cá thu, cá nục, cá hồng, cá cơm….
Việc tăng cường công tác phát triển mô hình tổ, đội sản xuất trên biển với các nghề chủ yếu như câu, rê, vây, kéo... cộng với việc đầu tư phát triển trang thiết bị phục vụ đánh bắt hải sản xa bờ của ngư dân ngày càng tăng, giá xăng dầu giảm và giá thủy sản tăng cao đã khuyến khích ngư dân bám biển.
Ước 8 tháng đầu năm 2014 sản lượng khai thác thủy sản đạt 1.882 ngàn tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ước khai thác biển đạt 1.760 ngàn tấn, tăng 10,5 % so với cùng kỳ.
Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương 8 tháng đầu năm của 3 tỉnh trọng điểm như sau: Khánh Hòa ước đạt 8000 tấn, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, Bình Định đạt 6301 tấn tăng 1,6%, Phú Yên đạt 3365 tấn giảm 18,5% so cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Dù có nguồn gốc, xuất xứ từ những vùng đất khác nhưng khi du nhập vào Gia Lai, những loại cây ăn trái như nhãn lồng, sầu riêng, vải... thích nghi được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây và cho ra những sản phẩm gắn thương hiệu Gia Lai đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Anh Huỳnh Tấn Lộc, ở ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp. Hôm chúng tôi đến, anh đang tất bật xử lý cho sầu riêng ra hoa để kịp thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, anh Lộc gắn bó với cây sầu riêng từ rất sớm. Hiện anh Lộc có 0,8 ha vườn trồng 160 cây sầu riêng hạt lép, giống Monthon và Ri 6.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề nuôi nghêu ở vùng biển Gò Công đã có những bước phát triển nhảy vọt, góp phần cải thiện đời sống ngư dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn ven biển. Tuy nhiên, những năm gần đây nghề nuôi nghêu ở đây ngày càng đối diện với nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá cả... và có dấu hiệu chững lại về diện tích, sản lượng nghêu nuôi.

Các loại cây trồng vụ hè thu năm nay có có diện tích tăng so với vụ hè thu 2013 là cây lúa 42.223 ha, đạt 108% kế hoạch, tăng 3,3% so vụ cùng kỳ; cây công nghiệp ngắn ngày 7.311 ha, tăng 11% (trong đó cây mè 5.325 ha, tăng 11% và cây đậu phụng 1.949 ha, tăng 8,1%). Diện tích lúa tăng do chủ động được nguồn nước; hệ thống kênh mương thủy lợi đáp ứng được nguồn nước tưới.

Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy: Giá trị XK thủy sản tháng 10 ước đạt 736 triệu USD, đưa giá trị XK 10 tháng đầu năm đạt 6,48 tỷ USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2013. Mỹ vẫn duy trì vị trí là thị trường NK hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 22,25% tổng giá trị XK. 9 tháng đầu năm, XK thủy sản sang hầu hết các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều tăng với mức tăng tương ứng đạt 7,73%, 43,11% và 24,9%.