Sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2015 giảm 15%

Sản lượng cà phê niên vụ 2015 được dự báo chỉ còn khoảng 1,6 triệu tấn so với 1,75 triệu tấn của niên vụ 2014. Nguyên nhân chính được đưa ra là do năm 2015 thời tiết bất thường, hạn hán kéo dài đúng thời điểm cà phê ra hoa, khiến tỷ lệ đậu quả thấp. Cùng với đó, diện tích cà phê già cỗi chiếm 20% tổng diện tích cà phê hiện nay và việc người dân chuyển sang trồng cây cho giá trị cao hơn đã khiến sản lượng cà phê giảm.
Cũng theo Tổng Cục Hải quan thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2015, lượng cà phê xuất khẩu chỉ đạt 800.000 tấn, kim ngạch đạt 1,7 tỉ USD, giảm khoảng 30% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kì. Tình hình giảm sản lượng cà phê không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà các nước trồng nhiều cà phê trên thế giới như Brazil, Colombia cũng giảm sản lượng niên vụ 2015 với lượng thiếu hụt toàn thế giới khoảng 300.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm Cầu Hai, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Phú Lộc thả hơn 2,5 vạn tôm giống tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khe Đập Làng, xã Lộc Bình (Phú Lộc).

Được biết, trai tai tượng có tên khoa học Tridacnagigas, là loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và quốc tế cần được bảo vệ. Thời gian qua một số ngư dân ở Bình Châu đã khai thác với số lượng lớn để cung cấp theo nhu cầu mua bán của chủ nậu mà không biết đây là loài thủy sinh bị cấm khai thác.

Năm 2014, thành phố Cà Mau đề ra kế hoạch mở rộng nuôi tôm công nghiệp với tổng diện tích 1.100 ha; hiện nay, đã phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp được trên 812 ha, đạt 73% kế hoạch.

Những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) thành công với mô hình nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, điển hình là mô hình nuôi ba ba thương phẩm ở xã An Bình và xã Nhị Mỹ.

Gần một tháng nay, hàng chục hộ nuôi cá lóc đầu vuông trong vèo ở xã Phước Chỉ (Trảng Bàng - Tây Ninh) lao đao vì cá bị ghẻ lở mà chưa rõ nguyên nhân.