Sản Lượng Cà Phê Tây Nguyên Sẽ Giảm 20% Niên Vụ 2014 - 2015

Theo dự báo của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, niên vụ 2014-2015, sản lượng cà phê vùng Tây Nguyên sẽ giảm từ 15-20% so với năm 2013. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nông dân các địa phương.
3 năm liên tiếp trở lại đây, tại các địa bàn trọng điểm trồng cà phê ở Tây Nguyên như: Đăk Lăk, Lâm Đồng, Gia Lai, sản lượng cà phê đều giảm từ 10-15%. Mặt khác các chuyên gia dự báo, niên vụ cà phê 2014-2015, sản lượng toàn vùng còn giảm đến 20%.
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, sản lượng cà phê giảm do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu được xác định là do sự ảnh hưởng bất lợi của thời tiết. Đặc biệt tình trạng khô hạn thiếu nước tưới cho cây cà phê kéo dài nhiều năm nay.
Mùa khô năm 2013, thực tế lượng nước tưới chỉ đảm bảo 60% diện tích trồng cà phê. Bên cạnh đó, diện tích cà phê ở Tây Nguyên đều đã có thời gian canh tác từ 20-30 năm, chiếm khoảng 30% diện tích. Cà phê già cỗi kéo theo năng suất, sản lượng giảm dần theo từng niên vụ. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xuất khẩu cà phê vốn được xem là mặt hàng nông sản chủ lực ở Tây Nguyên.
Có thể bạn quan tâm

Từ gia cảnh khó khăn, phải đi làm thuê mưu sinh, ông Thạch ở Thanh Hóa đã vươn lên bằng nghề trồng nấm. Trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm

Mạnh dạn chặt bỏ vườn nhãn cằn cỗi, kém hiệu quả, ông Đào Văn Minh, ở ấp Quới Thạnh Đông, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành (Bến Tre) chuyển sang trồng bưởi da xanh

Đến thôn Phú Yên xã miền núi Yên Bài, ai cũng biết đến anh Nguyễn Hoàng Vững, một người đi tiên phong trong thôn trong việc làm giàu từ sản xuất chè sạch

Công ty TNHH Đầu tư và phát triển chăn nuôi gia công Thực hiện chiến lược phát triển theo mô hình chuỗi giá trị, mô hình 3F (Farm - Feed - Food)

Với sự nhạy bén, cần cù, dám nghĩ, dám làm, nông dân Phan Văn Sần tại huyện Bến Lức quyết định làm giàu từ trồng chanh không hạt trên đất mía