Sản Lượng Cà Phê Tây Nguyên Sẽ Giảm 20% Niên Vụ 2014 - 2015

Theo dự báo của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, niên vụ 2014-2015, sản lượng cà phê vùng Tây Nguyên sẽ giảm từ 15-20% so với năm 2013. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nông dân các địa phương.
3 năm liên tiếp trở lại đây, tại các địa bàn trọng điểm trồng cà phê ở Tây Nguyên như: Đăk Lăk, Lâm Đồng, Gia Lai, sản lượng cà phê đều giảm từ 10-15%. Mặt khác các chuyên gia dự báo, niên vụ cà phê 2014-2015, sản lượng toàn vùng còn giảm đến 20%.
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, sản lượng cà phê giảm do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu được xác định là do sự ảnh hưởng bất lợi của thời tiết. Đặc biệt tình trạng khô hạn thiếu nước tưới cho cây cà phê kéo dài nhiều năm nay.
Mùa khô năm 2013, thực tế lượng nước tưới chỉ đảm bảo 60% diện tích trồng cà phê. Bên cạnh đó, diện tích cà phê ở Tây Nguyên đều đã có thời gian canh tác từ 20-30 năm, chiếm khoảng 30% diện tích. Cà phê già cỗi kéo theo năng suất, sản lượng giảm dần theo từng niên vụ. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xuất khẩu cà phê vốn được xem là mặt hàng nông sản chủ lực ở Tây Nguyên.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tại, giá gạo XK của Việt Nam cũng đã giảm xuống khá thấp: gạo 5% tấm còn 350-360 USD/tấn, gạo 25% tấm 325-335 USD/tấn, gạo thơm Jasmine 445-455 USD/tấn, tấm 305-315 USD/tấn.

Theo đó diện tích giao khoán rừng 80.061ha/245 nhóm hộ/3.862 hộ. Đơn vị thực hiện giao khoán rừng gồm có các ban quản lý rừng phòng hộ: Đăk Mi, Sông Tranh, Bắc Sông Bung, Nam Sông Bung; Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Vườn Quốc gia Bạch Mã và các Hạt kiểm lâm: Bắc Trà My, Đại Lộc.

Sau khi Tỷ "đường" (Vi Ngươn Thạnh) trùm kinh doanh đường cát lậu tại TP Châu Đốc, tỉnh An Giang bị công an bắt giữ, triệt phá đường dây nhập lậu đường cát từ Thái Lan qua Campuchia vào Việt Nam nhiều năm qua; đồng thời lực lượng chống buôn lậu ở các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL tăng cường tuần tra kiểm soát, các Cty mía đường ở ĐBSCL cho biết giá đường trong khu vực có dấu hiệu tăng giá nhẹ.

Nhận thấy thị hiếu ngày càng cao của người dân, cùng với hiệu quả kinh tế mang lại, người dân Đắc Sở đã chuyển đổi sang trồng cây phật thủ. Hiện nay, gần 80% hộ dân của xã đều trồng loại cây “hái ra tiền” này. Một sào đất có thể trồng được từ 20 – 25 cây, trồng thẳng hàng.

Năm 2014, Xí nghiệp Thức ăn chăn nuôi thủy sản Afiex đã sản xuất hơn 70.000 tấn thức ăn chăn nuôi đưa ra thị trường, với các loại sản phẩm: Thức ăn cho heo, cá giống, vịt đẻ, cá có vẩy… đạt doanh số gần 1.000 tỷ đồng. Sản phẩm của xí nghiệp liên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, Top 10 thương hiệu – nhãn hiệu chăn nuôi nổi tiếng Việt Nam 2014.