Sản Lượng Cà Phê Đáng Lo Ngại

Thu hoạch cà phê niên vụ 2014/15 đã ở giai đoạn gần kết thúc. Ước tính đến nay nhịp độ thu hái trên toàn vùng Tây Nguyên, vựa cà phê của cả nước, đạt chừng 70%.
Tuy nhiên, vấn đề khô hạn trong thời gian cà phê sinh trưởng tại vùng Tây Nguyên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng cà phê của Việt Nam vụ này khi chỉ đủ lượng nước tưới cho 60% diện tích trồng cà phê.
Trong khi đó, tình trạng sương muối kéo dài khiến cho sản lượng cà phê Arabica tại các tỉnh Lâm Đồng và Sơn La dự kiến giảm 30% so với vụ trước.
Thêm vào đó, hai trận bão số 4 và số 5 liên tiếp vừa qua, tại một số nơi, đặc biệt là Gia Lai, mưa do ảnh hưởng của bão đã kích hoa của vụ sau ra sớm, đây là đợt hoa “lãng phí” không sinh trái sau này, khiến sản lượng vụ này giảm và khả năng niên vụ tới 2015/16 mất mùa càng lớn.
Ngoài ra, theo Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm Tây Nguyên (WASI), hiện diện tích cà phê già cỗi với tuổi đời trên 20 năm ở Tây Nguyên khá cao (trên 100 ngàn ha) cần phải tái canh, tuy nhiên quá trình triển khai tái canh còn chậm và chưa thực hiện được nhiều.
Như vậy, sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ này dự kiến sẽ giảm 20 - 25% so với niên vụ trước và niên vụ tới 2015/16 khả năng mất mùa là rất lớn.
Có thể bạn quan tâm

Khi TPP có hiệu lực, 8/12 nước cam kết xóa thuế nhập khẩu gạo ngay lập tức, trong khi mức thuế này đang ở mức 40%.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020."

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi được coi là ngành kinh tế bị tổn thương nhiều nhất khi TPP có hiệu lực, bởi lẽ, đây là ngành phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn của nước ngoài và thiếu sự liên kết bền vững.

Khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn thị trường chung rộng lớn với gần 800 triệu người tiêu dùng và 40% GDP toàn cầu.

Tái cơ cấu nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến.Thực tế cho thấy, lĩnh vực nông nghiệp nước ta có quy mô nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình nên rất khó khăn khi cạnh tranh với các nước trên thế giới.