Sản Lượng Cá Ngừ Tăng Nhưng Xuất Khẩu Giảm

Sản lượng khai thác cá ngừ 7 tháng đầu năm 2014 của Khánh Hòa đạt trên 4.100 tấn, tăng gần 48%, tuy nhiên tổng giá trị xuất khẩu lại giảm 57% so với cùng kỳ năm 2013.
Bước vào vụ cá ngư trường Quần đảo Trường Sa có trữ lượng cá ngừ lớn, nhiều tàu khai thác khơi xa của Khánh Hòa đánh bắt tại đây đạt sản lượng rất cao.
Sản lượng cá ngừ đánh bắt tăng, tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, từ đầu năm đến nay, tổng giá trị xuất khẩu hầu hết các mặt hàng từ cá ngừ của Khánh Hòa đều giảm. Trong đó sản phẩm cá ngừ tươi nguyên con giảm mạnh nhất, khoảng 25%; sản phẩm cá ngừ chế biến giảm hơn 10%.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do nguồn nguyên liệu không đủ chất lượng theo yêu cầu xuất khẩu. Mỹ, EU, Nhật bản vẫn là các thị trường chính của cá ngừ Khánh Hòa, chiếm tơi 86% sản lượng xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày gần đây, thời tiết nắng gắt, oi nồng, gây cảm giác khó chịu nhưng với người dân vùng biển xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, Thái Bình thì cái nắng này còn mang vị mặn chát của nước mắt.

Những năm gần đây, phong trào nuôi ba ba thịt, ba ba giống đã đem lại nguồn thu nhập khá ổn định và cải thiện được cuộc sống gia đình của nhiều hộ dân, trong đó có người dân ở xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

Con dông (hay kỳ nhông) là một loại bò sát thường sống trong môi trường tự nhiên cũng như đang được nuôi tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và đã trở thành món ăn đặc sản được nhiều thực khách ưa chuộng. Hiện nay, gia đình ông Nguyễn Văn Thực ở thôn Nam Hà, xã Nam Hà, huyện Lâm Hà mạnh dạn đưa dông về miền đất đỏ cao nguyên để nuôi thử nghiệm và đã có kết quả.

Trong số hàng ngàn hộ nông dân trồng dừa thì gia đình ông Trần Văn Lẹ, SN 1964, ấp Phú Quới, xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày Bắc là một điển hình.

Dù giá cao từ đầu vụ nhưng nhiều nông dân trồng tiêu quyết không bán vì dự đoán giá còn tăng nhờ lên mạng tìm hiểu thông tin thị trường thế giới. Chỉ sau vài tháng, nhiều người có lời hàng trăm triệu đồng