Sắn Được Mùa, Nông Dân Phấn Khởi

Vụ hè - thu năm nay, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đưa vào trồng hơn 400 ha sắn KM 94, tập trung ở các xã Quảng Phú, Quảng Vinh, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Thọ và Quảng An...
Vụ trồng sắn năm nay gia đình anh Hồ Văn Bảy (thôn Phổ Lại, xã Quảng Vinh) trồng 5 sào sắn, chủ yếu là là giống KM94. Theo tính toán, năm nay gia đình anh thu hoạch hơn 9 tấn sắn tươi với giá bán giao động từ 3.000 đồng đến 3.500 đồng/kg sắn phơi 1 nắng. Sau khi trừ chi phí, lãi ròng trên 3 triệu đồng/sào. Vụ mùa năm nay, không chỉ riêng tôi mà bà con đều có thu nhập đáng kể từ cây sắn, anh Bảy vui vẻ cho biết.
Niềm vui được mùa cũng lan đến các xã Quảng Phú, Quảng Thái và Quảng Lợi cũng rất phấn khởi khi vụ hè - thu năm nay cây sắn cho hiệu quả kinh tế cao. Chị Văn Thị Thương (xã Quảng Phú) phấn khởi nói: “Năm nay tôi trồng được 4 sào sắn KM94, năng suất ước đạt trên 7 tấn. Sau khi thái mỏng và phơi 1 nắng bán trên 13 triệu đồng, cao gấp 1,5 lần so với trồng lúa”.
Từ hiệu quả kinh tế bước đầu, huyện Quảng Điền đã và đang huy động nông dân tích cực phát triển diện tích trồng sắn lên 500 ha vào những vụ trồng năm sau, từng bước đưa cây sắn trở thành cây trồng thế mạnh của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Từ khi Tam Phước (Phú Ninh - Quảng Nam) xây dựng nông thôn mới, nhiều mô hình kinh tế cho hiệu quả cao dần khẳng định vị thế. Trang trại heo của một người từng là cán bộ nông nghiệp xã là một trong những mô hình để bà con nông dân học hỏi.

Ở giữa lòng thị trấn, nhưng chị Lê Thị Bích Ngọc, khu phố Trung Hòa, thị trấn Củng Sơn (huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) có một trại lợn rừng với số lượng gần 100 con và nuôi hoàn toàn theo quy trình bán hoang dã

Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) thời gian qua đã nghiên cứu thành công nhiều giống cây trồng mới. NNVN giới thiệu 10 giống điển hình.

Anh Nguyễn Văn Thuyết là thầy giáo trẻ (35 tuổi, ở P.1, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Do lương giáo viên thấp, không đủ trang trải chi phí gia đình nên anh tranh thủ thời gian nhàn rỗi, những buổi không đến lớp làm thêm nghề tay trái để tăng thu nhập. “Ban đầu tôi nuôi dê lấy thịt, sau đó nuôi nhím rồi chuyển sang nuôi chim bìm bịp để bán chim giống. Tuy nhiên, các vật nuôi trên chi phí cao và rủi ro cao, đặc biệt không hiệu quả kinh tế nên tôi bỏ nghề tay trái”, anh Thuyết cho biết.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong năm 2012, toàn tỉnh sẽ trồng mới 1.500 ha cây ca cao, diện tích đăng ký phân bổ tại các huyện: Giồng Trôm 450 ha, Bình Đại 50 ha, Mỏ Cày Nam 300 ha, Thạnh Phú 50 ha, Mỏ Cày Bắc 300 ha, Ba Tri 50 ha, Châu Thành 250 ha, Chợ Lách 20 ha và thành phố Bến Tre 30 ha. Trong năm 2011, toàn tỉnh đã trồng được 2.197 ha, đạt 80% so kế hoạch năm, nâng tổng diện tích ca cao trong tỉnh đến nay đạt trên 9.000 ha.