Sắn Được Mùa, Nông Dân Phấn Khởi

Vụ hè - thu năm nay, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đưa vào trồng hơn 400 ha sắn KM 94, tập trung ở các xã Quảng Phú, Quảng Vinh, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Thọ và Quảng An...
Vụ trồng sắn năm nay gia đình anh Hồ Văn Bảy (thôn Phổ Lại, xã Quảng Vinh) trồng 5 sào sắn, chủ yếu là là giống KM94. Theo tính toán, năm nay gia đình anh thu hoạch hơn 9 tấn sắn tươi với giá bán giao động từ 3.000 đồng đến 3.500 đồng/kg sắn phơi 1 nắng. Sau khi trừ chi phí, lãi ròng trên 3 triệu đồng/sào. Vụ mùa năm nay, không chỉ riêng tôi mà bà con đều có thu nhập đáng kể từ cây sắn, anh Bảy vui vẻ cho biết.
Niềm vui được mùa cũng lan đến các xã Quảng Phú, Quảng Thái và Quảng Lợi cũng rất phấn khởi khi vụ hè - thu năm nay cây sắn cho hiệu quả kinh tế cao. Chị Văn Thị Thương (xã Quảng Phú) phấn khởi nói: “Năm nay tôi trồng được 4 sào sắn KM94, năng suất ước đạt trên 7 tấn. Sau khi thái mỏng và phơi 1 nắng bán trên 13 triệu đồng, cao gấp 1,5 lần so với trồng lúa”.
Từ hiệu quả kinh tế bước đầu, huyện Quảng Điền đã và đang huy động nông dân tích cực phát triển diện tích trồng sắn lên 500 ha vào những vụ trồng năm sau, từng bước đưa cây sắn trở thành cây trồng thế mạnh của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Công Thừa - Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào (Đà Lạt), cho biết: Từ đầu năm 2014 đến nay, HTX đã cung cấp ra thị trường 37 ngàn tấn rau, củ, quả các loại, với tổng doanh thu 147 tỷ đồng, đạt 82% kế hoạch năm.

Đến nay, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) cơ bản thu hoạch xong 8.100ha lúa Thu đông; bà con tiếp tục vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị xuống giống cho vụ Đông xuân 2014 - 2015.

Mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng VietGAP được Bộ NN-PTNT triển khai từ năm 2008. Tại Phú Yên, mô hình này do thạc sĩ Trương Văn Tuấn, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật, làm chủ nhiệm dự án, đến nay đã chuyển giao kỹ thuật, quy trình sản xuất cho hàng trăm hộ nông dân.

Phải cạnh tranh quyết liệt và gánh chịu nhiều rủi ro do diễn biến của thời tiết là tình trạng chung của người nông dân trồng rau trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay. Để chủ động và cạnh tranh đầu ra với sản phẩm của các vùng trồng rau các địa phương lân cận, họ phải tham khảo nhu cầu thị trường tiêu thụ, thời tiết để xuống giống đúng thời điểm. Nếu sai, sẽ mất trắng và tốn thêm tiền công để nhổ bỏ.

Mô hình này do 32 nông hộ ở xã Ân Phong thực hiện từ tháng 7.2014, trên diện tích 2 ha đất lúa chuyển đổi. Theo đánh giá của ngành chức năng và bà con nông dân thực hiện mô hình, giống bắp PAC 999 chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, cây cứng, tỉ lệ nảy mầm cao, bắp to, dài và đồng đều.