Sắn Được Mùa, Nông Dân Phấn Khởi

Vụ hè - thu năm nay, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đưa vào trồng hơn 400 ha sắn KM 94, tập trung ở các xã Quảng Phú, Quảng Vinh, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Thọ và Quảng An...
Vụ trồng sắn năm nay gia đình anh Hồ Văn Bảy (thôn Phổ Lại, xã Quảng Vinh) trồng 5 sào sắn, chủ yếu là là giống KM94. Theo tính toán, năm nay gia đình anh thu hoạch hơn 9 tấn sắn tươi với giá bán giao động từ 3.000 đồng đến 3.500 đồng/kg sắn phơi 1 nắng. Sau khi trừ chi phí, lãi ròng trên 3 triệu đồng/sào. Vụ mùa năm nay, không chỉ riêng tôi mà bà con đều có thu nhập đáng kể từ cây sắn, anh Bảy vui vẻ cho biết.
Niềm vui được mùa cũng lan đến các xã Quảng Phú, Quảng Thái và Quảng Lợi cũng rất phấn khởi khi vụ hè - thu năm nay cây sắn cho hiệu quả kinh tế cao. Chị Văn Thị Thương (xã Quảng Phú) phấn khởi nói: “Năm nay tôi trồng được 4 sào sắn KM94, năng suất ước đạt trên 7 tấn. Sau khi thái mỏng và phơi 1 nắng bán trên 13 triệu đồng, cao gấp 1,5 lần so với trồng lúa”.
Từ hiệu quả kinh tế bước đầu, huyện Quảng Điền đã và đang huy động nông dân tích cực phát triển diện tích trồng sắn lên 500 ha vào những vụ trồng năm sau, từng bước đưa cây sắn trở thành cây trồng thế mạnh của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Lươn đồng (có tên khoa học là Monopterus albus) là loài thủy sản đang được nhiều hộ nông dân ở thị xã Tân Châu (An Giang) thả nuôi trong các bể xi măng và bể lót bạt nilong.Theo số liệu điều tra ở cuối năm 2014, toàn thị xã có 872 hộ nuôi lươn với tổng diện tích thả nuôi là 41.110 m2, trong đó tập trung nhiều ở xã Tân An với 377 hộ nuôi và chiếm 57,95 % diện tích nuôi lươn của toàn thị xã.

Thủy sản trở thành ngành hàng quan trọng trong việc mang về ngoại tệ cho đất nước với gần 8 tỷ USD năm 2014, trong đó riêng con tôm nước lợ đã chiếm 50% tổng kim ngạch với 4 tỷ USD giá trị xuất khẩu, kế đến là cá tra, dù chưa hết khó khăn nhưng vẫn giữ vị trí số 2 với 1,8 tỷ USD. Hai mặt hàng này vẫn là thế mạnh của thủy sản Việt.

Năm 2014, huyện Trần Văn Thời có gần 200 ha ao, đầm nuôi cá bổi, ước tổng sản lượng hơn 4.000 tấn. Mặc dù thời gian gần đây diện tích nuôi cá bổi thương phẩm ở huyện Trần Văn Thời ngày một tăng lên, nhưng do năm nay giá cá bổi giảm mạnh nên người dân có lãi rất thấp.

Theo ngư dân Nguyễn Văn Út, ở phường Thắng Tam (TP. Vũng Tàu), nghề rập ghẹ, ốc đã có ở đất Vũng Tàu từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề truyền thống của những ngư dân gốc Bình Định, Quảng Ngãi di cư vào Nam. Ở BR-VT, ngư dân hành nghề rập ghẹ, ốc tập trung chủ yếu ở khu vực Xóm Lưới (TP. Vũng Tàu), thị rấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ), Trước đây chỉ có vài chục chiếc, nay đã phát triển mạnh với hàng trăm chiếc tàu, ghe đánh bắt ghẹ, ốc bằng rập.

Vụ ấy, sau khi trừ chi phí ông Toàn còn lãi hơn 20 triệu đồng. Thành công bước đầu ấy là tiền đề để ông mạnh dạn thả tôm càng xanh vào những vụ tiếp theo với diện tích và số con giống gấp đôi. Như vụ 2014, ông thả 6.000 tôm càng xanh giống trên đồng lúa 2ha vừa lời gần 40 triệu đồng.