Sầm Dương Nhiều Giống Cây, Con Mới Có Giá Trị Kinh Tế

Để khơi dậy ý chí vươn lên làm kinh tế, thoát nghèo bền vững cho bà con nhân dân, mấy năm trở lại đây Đảng ủy, chính quyền xã Sầm Dương (Sơn Dương) tích cực khuyến khích bà con nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa các giống cây con có giá trị kinh tế cao vào trồng và chăn nuôi mang lại hiệu quả tích cực.
Đến xã Sầm Dương vào những ngày này, trên khắp các cánh đồng ven sông là những bãi mía, nương ngô, ruộng lúa xanh mướt trải dài. Thấp thoáng sau những quả đồi, những rặng tre xanh là các ngôi nhà xây mái ngói đỏ tươi khang trang. Đồng chí Đỗ Xuân Trường, Phó chủ tịch UBND xã cho biết, là xã thuần nông, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, vì vậy, để từng bước triển khai có hiệu quả diện tích đất sản xuất nông nghiệp, vận động nhân dân tận dụng quỹ đất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho phù hợp nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh đó, hàng năm xã có nghị quyết chuyên đề về phát triển trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế vào thâm canh, sản xuất; phối hợp với các đoàn thể và các phòng chức năng của huyện như: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y huyện... tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, cách phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh về trồng trọt, chăn nuôi nhằm nâng cao kiến thức cho người dân, tăng hệ số sử dụng đất, bố trí cây trồng hợp lý, tạo ra sản phẩm chất lượng.
Vụ xuân này, toàn xã đã gieo cấy 65 ha lúa, 36 ha ngô, 1 ha lạc, do thực hiện tốt khâu chăm sóc, gieo trồng nên đến nay toàn bộ diện tích lúa của xã đều sinh trưởng phát triển tốt. Cùng với các giống lúa truyền thống, Sầm Dương đã đưa vào gieo cấy các giống lúa mới có năng xuất chất lượng cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của đồng đất địa phương như: Tạp giao 1, Nhị ưu 838…
Nhờ vậy mà năng suất đã tăng lên trung bình từ 4 đến 5 tạ/ha. Cùng với việc chú trọng phát triển trồng trọt, xã cũng đã khuyến khích đưa vào các mô hình kinh tế mới như chăn nuôi lợn siêu nạc, nuôi rắn, ba ba, mô hình một lúa, một cá… Các mô hình này đều đang cho hiệu quả kinh tế cao.
Hiện toàn xã đã có 90 mô hình làm kinh tế giỏi, tiêu biểu như hộ gia đình ông Hoàng Văn Toản, Đỗ Châu Tuấn nuôi ba ba; hộ anh Nguyễn Bảo Tuấn chăn nuôi lợn và gia cầm mỗi năm thu lãi 50 đến 60 triệu đồng.
Ông Nguyễn Xuân Điều, Chủ tịch Hội nông dân xã cho biết, để khuyến khích hội viên nông dân trong xã chăn nuôi, trồng trọt đến nay chúng tôi đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tín chấp cho hội viên vay với tổng số vốn trên 700 triệu đồng. Nhờ nguồn vốn này mà có nhiều hội viên nông dân đầu tư phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo hiệu quả.
Hiện tại, chúng tôi đang đẩy mạnh khuyến khích bà con nhân dân phát triển mô hình 1 cá, 1 lúa trên diện tích ruộng 2 vụ lúa nhưng năng suất đạt không cao. Thực hiện mô hình, khi cấy lúa bà con chỉ cần để một khoảng trống nhỏ để nuôi ương cá con các loại như trắm, rô, chép... sau 1 đến 2 tháng khi cá trưởng thành thì cây lúa cũng đã lớn vì vậy hạn chế việc cá tác động xấu đến diện tích lúa trên đồng ruộng.
Qua mấy vụ thu hoạch cho thấy, mô hình giúp bà con nông dân thu nhập cao gấp 1,5 lần so với những ruộng chỉ cấy lúa thông thường. Đến nay, toàn xã đã có 20 hộ dân tham gia thực hiện mô hình với tổng diện tích gần 6 ha, tập trung nhiều nhất tại thôn Hưng Thịnh.
Những mô hình mới, cách làm hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã và đang giúp Sầm Dương rất nhiều trong công tác xóa đói, giảm nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con nhân dân. Đến nay toàn xã đã có 29% hộ khá, giàu; 100% hộ mua sắm được các phương tiện nghe nhìn; 65% hộ có xe máy; 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm 6,1% so với năm 2011... Bộ mặt nông thôn mới của xã cũng đang đổi thay từng ngày.
Có thể bạn quan tâm

Brazil có giá thành mía vào loại thấp nhất 12 USD/tấn nhờ tạo ra được 12 tấn đường/ha; Thái Lan 25 USD/tấn mía, 8 tấn đường/ha; trong khi Việt Nam chỉ tạo ra 5,4 tấn đường/ha nên giá thành mía lên đến 50 USD/tấn.

Theo đánh giá của Tổ điều hành xất khẩu gạo, các nước nhập khẩu lớn ở khu vực châu Á tăng cường nhập khẩu, một số thị trường trọng điểm truyền thống cũng tiếp tục giao dịch. Cụ thể, Trung Quốc vẫn đứng đầu danh sách thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 31,1% thị phần.

Thời gian gần đây, sau nhiều thông tin rau có chất tăng trưởng, chị Hoa (quận 3, TP HCM) rất hạn chế mua rau ở chợ mà thường xuyên đặt hàng rau tại Đà Lạt chuyển xuống. Chị đặc biệt hứng thú với các loại rau củ tí hon hay còn gọi là “baby”. Trọng lượng của các sản phẩm này nhỏ hơn rất nhiều so với những loại củ quả thông thường. Bí ngô chỉ vài gram và nằm gọn lòng bàn tay, còn cà rốt như ngón tay cái.

Đến Sa Huỳnh (Đức Phổ), những thực khách xuýt xoa khen ngợi các món ăn được chế biến từ nhum. Cách đấy không xa, nhiều bóng người cứ ẩn hiện sau những con sóng lặn bắt từng con nhum cố bám vào ghềnh đá ven bờ biển. Cơ thể họ tím tái vì ngâm lâu trong làn nước lạnh.

Năm 2012, tại kỳ hợp thứ 4 HĐND tỉnh Sóc Trăng khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016) đã ra Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 06/7/2012 thông qua Đề án phát triển SX lúa đặc sản đến năm 2015 với mục tiêu của Đề án đến cuối năm 2015, diện tích lúa đặc sản vùng đề án đạt 52.000 ha trong kế hoạch 70.000 ha của toàn tỉnh.