Saigon Co.op Giúp Nông Dân Tiêu Thụ Vải Thiều

Chiều 20-6, Liên hiệp hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) cho biết: Trước thực trạng trái vải thiều đang gặp nhiều khó khăn ở đầu ra do thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc bị bế tắc, các hệ thống phân phối hàng hóa trên cả nước của Saigon Co.op đang triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ và đẩy mạnh việc tiêu thụ vải thiều của bà con nông dân, nhất là nông dân trồng vải thiều ở hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương, nhằm giảm sự lệ thuộc vào nước ngoài và đẩy mạnh hưởng ứng thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Từ đầu tháng 6/2014, hệ thống siêu thị Co.opmart thuộc Saigon Co.op đã chủ động tổ chức thực hiện việc kích cầu cho các loại trái cây thông qua Lễ hội trái cây thuộc hoạt động của Tháng Tiêu dùng xanh 2014, trong đó trái vải tươi được xem là một mặt hàng trọng điểm.
Chỉ riêng hệ thống siêu thị Co.opmart ở TPHCM và các tỉnh, thành Đông-Tây Nam bộ đã tiêu thụ hơn 10 tấn vải thiều/ngày và đang có xu hướng gia tăng do loại trái cây này đang được mùa và giá tốt.
Thời điểm này, các Co.opmart vẫn đang tiến hành đẩy sức mua cho trái vải tại siêu thị bằng cách tăng cường quy mô trưng bày và áp dụng giảm giá.
Hiện tại, Saigon Co.op đã tăng cường cử nhân sự khảo sát thực tế và đánh giá về quy trình trồng, kỹ thuật chăm sóc, quy mô, sản lượng tại vườn để việc thu mua sẽ bảo đảm chất lượng cao nhất và giá mua tốt nhất cho người trồng.
Đồng thời, việc thu mua trực tiếp từ vườn của người nông dân trồng vải còn tạo lợi ích cho ba bên: người trồng không bị thương lái ép giá, siêu thị trực tiếp thu mua nên giảm chi phí trung gian, từ đó dẫn đến người tiêu dùng được lợi kép là mua được sản phẩm đạt chất lượng với giá tận vườn.
Ước tính, từ đầu tháng 6-2014 đến nay, hệ thống siêu thị Co.opmart, chuỗi cửa hàng chuyên doanh thực phẩm Co.op Food và đại siêu thị Co.opXtra tại Thủ Đức của Saigon Co.op đã giúp nông dân tiêu thụ gần 200 tấn trái vải tươi. Dự kiến, đến cuối tháng 6 này, Saigon Co.op sẽ giúp người trồng tiêu thụ ra thị trường khoảng 500 tấn trái vải tươi.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 10 năm trở lại đây, nuôi trồng thủy sản (NTTS) phát triển khá mạnh tại xã Võ Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình). Nhờ những thuận lợi về yếu tố tự nhiên, địa hình… nhân dân trong xã tích cực chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp trũng thấp, năng suất bấp bênh sang NTTS.

Tháng 7/2013 ở Bình Thuận ước sản lượng hải sản nuôi trồng thu hoạch đạt 560 tấn, trong đó sản lượng hải sản nước lợ, nước mặn đạt 537 tấn, cá nước ngọt 23 tấn; lũy kế 7 tháng đạt 6.316 tấn (giảm 17,32% so cùng kỳ). Nguyên nhân do thời tiết năm nay nắng nóng kéo dài, mưa muộn nên toàn tỉnh đến nay chỉ mới thả nuôi con giống trên 45% diện tích.

Theo Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), ngày 31/7/2013, Tổng vụ Nông nghiệp của Ủy ban châu Âu (EC) đã có thông báo về việc công nhận bản kế hoạch quản lý dư lượng các chất trong mật ong xuất khẩu của Việt Nam.

Sau gần 2 năm nuôi thử nghiệm thành công tại Việt Nam, Công ty TNHH Ba Huân và các doanh nghiệp, trang trại nuôi gà đẻ khu vực phía Nam vừa ký hợp tác cung cấp, sản xuất giống gà đẻ thương phẩm Hy – Line.

Những năm gần đây, hồ tiêu là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Giá hồ tiêu luôn ở mức cao khiến nhiều hộ đua nhau mở thêm diện tích. Người chặt bỏ vườn cà phê, người tìm mọi cách phá rừng để lấy đất trồng hồ tiêu. Mặc dù các cơ quan chức năng đã cảnh báo song người dân không mấy để tâm. “Cơn sốt” này được dự báo là sẽ đi kèm với nhiều rủi ro khó lường.