Saigon Co.op cam kết tiêu thụ 800 tấn vải

Trước thông tin quả vải năm nay được kiểm soát tốt về chất lượng, mẫu mã, hơn nữa lại được người tiêu dùng cả nước nhiệt tình ủng hộ, hệ thống siêu thị Saigon Co.op cam kết tiêu thụ khoảng 800 tấn vải trong vụ này.
Ghi nhận ngày 3/6 tại phía Bắc, Co.opmart Hoàng Mai (Khu đô thị Nam Đô, Trương Định) và Co.opmart Hà Nội (km số 10 đường Nguyễn Trãi), đang bán trái vải loại 1 với giá 13.500 đ/kg.
Các Co.opmart tại TP.HCM như Co.opmart Lý Thường Kiệt, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Đình Chiểu, Bình Triệu…, bán ở mức 28.000đ/kg. Còn các Co.opmart miền Tây như tại Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ..., quanh mức 28.000đ - 29.500đ/kg vải.
Năm nay, trái vải đổ bộ vào Nam sớm hơn năm ngoái, các đầu mối nhỏ lẻ đã chủ động "Nam tiến" từ giữa tháng 5 (khi có vải chín sớm). Dự kiến sức tiêu thụ ở khu vực phía Nam sẽ tăng cao.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op, hệ thống siêu thị Co.opmart trên cả nước cùng với 2 đại siêu thị Co.op xtra và chuỗi 87 cửa hàng Co.op Food tại TP.HCM là hệ thống bán lẻ chủ lực của Saigon Co.op, đã chính thức đưa mặt hàng trái vải Bắc Giang và Hải Dương lên kệ hàng từ ngày 1/6/2015 và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người tiêu dùng, đặc biệt là khu vực TP.HCM và các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Nguồn vải này do Saigon Co.op ký kết với các đầu mối uy tín thông qua đề xuất của Sở Công thương và Sở NN-PTNT của 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương nên khá dồi dào và đảm bảo chất lượng, nguồn gốc sản phẩm.
Cũng theo bà Thủy, sức tiêu thụ hiện tại trên hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op đối với trái vải đang ở mức từ 10 - 15 tấn/ngày và dự đoán khi chính vụ sức tiêu thụ sẽ có khả năng tăng gấp đôi.
Với mặt hàng trái vải tươi, bên cạnh việc rà soát cẩn trọng nguồn hàng đảm bảo chất lượng, Co.opmart cũng không tính thêm bất cứ khoản chiết khấu nào để đến tay người tiêu dùng có mức giá tốt nhất so với hàng cùng loại trên thị trường.
Đặc biệt, Co.opmart sẽ đầu tư ngân sách giảm giá thêm 20% cho mặt hàng này từ ngày 6/6 - 25/6/2015 trong tháng tiêu dùng xanh nhằm tăng sức mua.
Theo đánh giá chung, đầu ra của trái vải thiều vẫn phải dựa vào sự hỗ trợ của mạng lưới bán lẻ và người tiêu dùng trong nước, đặc biệt là kênh phân phối hiện đại như siêu thị. Năm nay Saigon Co.op sẽ tiêu thụ một lượng trái vải gấp đôi năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Để chủ động về giá cả và giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận, các DN chế biến và ngư dân đánh bắt thủy sản cần xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Nếu làm được điều đó, DN sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, chủng loại và nguồn gốc; ngư dân cung cấp sản phẩm nguyên liệu chất lượng, qua đó sẽ phân phối lợi nhuận công bằng hơn cho các bên tham gia chuỗi cung ứng.
Ngày 22- 4, hệ thống siêu thị Co opMart và BigC đã vào cuộc thu mua hành tím cho bà con nông dân. Một doanh nghiệp sản xuất mì gói cũng đã liên hệ với chính quyền địa phương đặt vấn đề tiêu thụ hành tím - một tín hiệu đáng mừng ban đầu của hành trình “giải cứu” hành tím.

Toàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có hơn 40ha trồng sen. Hiện nay nông dân trong huyện bắt đầu thu hoạch rộ. Tuy nhiên, càng vào chính vụ sen càng rớt giá so với cách đây gần 1 tháng. Ông Nguyễn Văn Hải ở ấp 6, xã Tân Hội Trung có hơn 3 công sen.

Bây giờ là thời điểm nông dân trong tỉnh Quảng Ngãi rộn ràng thu hoạch lúa đông xuân. Lúa được mùa mang niềm vui đến những cánh đồng. Và vụ lúa mới lại sắp bắt đầu với bao nỗi lo không hề nhỏ…

Nhờ biết luân canh cây trồng nên gia đình ông Đỗ Thế Năng (thôn Cẩm Sơn, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) có thu nhập bình quân 200 triệu đồng/năm.