Sắc Xuân Tam Quan Bắc

Về xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn, Bình Định) những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, chúng tôi thật ấn tượng với không khí nhộn nhịp chuẩn bị đón xuân mới của người dân địa phương. Năm nay nhân dân Tam Quan Bắc ăn Tết vui nhờ nghề cá đạt hiệu quả kinh tế cao.
Với địa thế ven biển, Đảng bộ và chính quyền xã Tam Quan Bắc xác định kinh tế biển là mũi nhọn nên đã vận động nhân dân tập trung đầu tư phát triển đội ngũ tàu cá có công suất lớn, trang bị ngư lưới cụ hiện đại để vươn khơi đánh bắt xa bờ. Đây là chủ trương đúng, kinh tế biển là động lực giúp kinh tế địa phương phát triển mạnh. Hiện Tam Quan Bắc đang đi đầu trong công tác xây dựng nông thôn mới của huyện Hoài Nhơn, đã đạt được 16/19 tiêu chí, và đang tăng tốc hoàn thành các tiêu chí còn lại vào cuối năm 2014.
Ông Phạm Ngọc Bảo, Chủ tịch UBND xã Tam Quan Bắc, cho biết: Đến nay, toàn xã có 723 tàu cá, tổng công suất 160.844 CV, tăng 18 tàu so với năm 2012; trong đó có 504 tàu đánh bắt xa bờ có công suất từ 90 CV trở lên. Năm 2013, ngư dân địa phương đã đánh bắt 10.829 tấn thủy sản các loại, tổng giá trị trên 870 tỉ đồng. Tam Quan Bắc có đội tàu đánh bắt cá ngừ đại dương lớn nhất tỉnh với trên 500 chiếc, năm 2013 khai thác 6.730 tấn cá ngừ đại dương, tăng 25% so với năm 2012.
Kinh tế phát triển, bộ mặt nông thôn Tam Quan Bắc ngày càng khởi sắc, những ngôi nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều dọc theo các tuyến đường liên thôn, liên xóm được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. Trên địa bàn xã ngày càng có nhiều ngư dân sản xuất, kinh doanh giỏi với mức thu nhập hàng năm đạt từ vài trăm triệu đến trên cả tỉ đồng.
Ông Nguyễn Tám, cán bộ ngư nghiệp xã Tam Quan Bắc, cho biết: “Ở Tam Quan Bắc có nhiều hộ ngư dân đóng tàu công suất lớn để vươn khơi xa khai thác thủy sản, vừa có sản lượng cao, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Hiện ngư dân địa phương đã thành lập 73 tổ đoàn kết khai thác thủy sản trên biển, mỗi tổ từ 4 - 8 tàu khai thác. Dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển mạnh với hàng trăm cơ sở thu mua, chế biến hải sản, sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, kinh doanh xăng dầu…, giải quyết việc làm ổn định cho hàng chục ngàn lao động tại địa phương và các vùng xung quanh.
Năm 2013, kinh tế Tam Quan Bắc tăng trưởng khá, tổng sản phẩm địa phương trên 1.783 tỉ đồng, tăng gần 38,5% so với năm 2012. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, tỉ trọng nông - ngư nghiệp chiếm 50,4%; tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ chiếm 49,6%. Thu nhập bình quân đầu người toàn xã gần 30 triệu đồng/năm.
Năm 2014, xã đưa ra chỉ tiêu đóng mới 7 tàu cá có công suất lớn đánh bắt xa bờ, vận động ngư dân đầu tư ngư lưới cụ hiện đại để khai thác thủy sản đạt hiệu quả cao; nâng cấp mở rộng chợ Tam Quan Bắc thành chợ đầu mối buôn bán các loại thủy hải sản ở phía Bắc tỉnh…
Có thể bạn quan tâm

Trong sản xuất vụ hè-thu năm nay, với tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh trên 23.000 ha, nhờ thời tiết diễn biến có chiều hướng tương đối thuận lợi, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã triển khai thực hiện các mô hình, dự án sản xuất mới và chuyển tiếp từ năm trước.

Theo phòng NN và PTNT huyện Sơn Dương, từ nguồn kinh phí của Nhà nước, năm 2011, huyện triển khai thực hiện Dự án phát triển cây rau vụ đông tại 7 xã với tổng diện tích trên 76,5 ha, gồm: Xã Trung Yên, Minh Thanh, Tân Trào, Vĩnh Lợi, Sơn Nam, Chi Thiết và thị trấn Sơn Dương.

Ngày 30/5 sắp sạ lúa trong đất 3 vụ, khi được tôi hỏi có thích làm 3 vụ hay không thì anh Ba Lố một nông dân làm ruộng cạnh tôi trả lời rằng: "Ở không chẳng biết làm gì, người ta làm mình phải làm theo, chẳng lẽ bỏ ruộng không làm, chứ giá lúa thấp như vầy, giá vật tư lại cao như vậy, thì hổng có ham làm 3 vụ một chút nào cả, giá lúa vầy hoài chắc gia đình tôi phải lên Bình Dương kiếm sống, chớ làm ruộng sống không nổi".

Anh Dương Hồng Phát, 38 tuổi ở thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) phát triển kinh tế gia đình theo mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi và dịch vụ máy nông nghiệp bảo đảm thu nhập ổn định

Xã An Hải (Ninh Phước) có tổng diện tích tự nhiên 2.098,2 ha, trong đó có trên 1.000 ha đất nông nghiệp nhưng có tới 50% là đất cát bạc màu. Nhưng chính trên mảnh đất khô cằn, nóng bỏng này thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho nguồn nước ngầm dồi dào, giúp nông dân canh tác quanh năm và hình thành vùng trồng rau an toàn (RAT) nổi tiếng tại tỉnh ta.