Sa Pa thu hoạch trên 3.440 tấn lá atisô tươi trong niên vụ 2014–2015

Mấy năm gần đây, nhờ đầu ra ổn định, nông dân Sa Pa có nguồn thu nhập đáng kể từ trồng atisô, có nhiều hộ mỗi vụ thu hàng trăm triệu đồng từ cây trồng này.
Trồng atisô mang lại giá trị cao gấp 3 - 4 lần so với canh tác lúa trước đây, đồng thời có đầu ra ổn định do Công ty Cổ phần Traphaco cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm.
Ngoài ra, phát huy lợi thế về khí hậu và đất đai, trong quý I/2015, huyện Sa Pa đã triển khai dự án hỗ trợ trồng cây đương quy, tam thất cho 2 hộ tại xã Sa Pả và thị trấn Sa Pa với diện tích 3,7 ha, trong đó đương quy 3 ha, tam thất 0,7 ha.
Có thể bạn quan tâm

Làm thế nào để nâng cao năng suất cây lúa trên cùng một diện tích trồng luôn là nỗi lo của người nông dân.

UBND tỉnh Phú Yên vừa có kế hoạch triển khai đề án Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng, giai đoạn 2015 - 2020 tại tỉnh.

Để cây mì sinh trưởng tốt, cho nhiều củ, ông Ngọc tìm hiểu các kỹ thuật trồng mì hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng và các tài liệu khuyến nông, tài liệu kỹ thuật.

Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Bến Tre) hiện có 5.200ha hoa màu đang ổn định và phát triển. Nông dân trồng hoa màu theo hướng an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường.

Huyện Phú Thiện (Gia Lai) có tổng diện tích cây trồng hàng năm hơn 24.000 ha. Trong đó, cây trồng chủ lực như lúa nước hơn 13.000 ha, mía gần 4.000 ha, mì 1.000 ha, bắp lai hơn 3.000 ha, đậu các loại 900 ha...