Sà lan tông bè nuôi cá trên sông, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng
Hiện trường sà lan tông bè nuôi cá
Theo thông tin ban đầu, thuyền trưởng Hạ Ngọc Bích (SN 1960, ngụ huyện Ô Môn, TP.Cần Thơ) điều khiển sà lan tông vào bè nuôi cá của ông Trần Hoàng Minh (SN 1977, ngụ xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình) làm bè cá bị chìm, toàn bộ số cá trong bè thoát ra ngoài sông.
Sau đó, sà lan CT-06968 tiếp tục tông vào ghe gỗ đang đậu gần đó, làm ghe bị chìm một phần. Ước tính thiệt hại tài sản trên 200 triệu đồng.
Nguyên nhân ban đầu được xác định, trong lúc lưu thông do trời mưa kèm theo giông lớn nên thuyền trưởng không làm chủ tay lái.
Cùng thời điểm nêu trên, sà lan biển kiểm soát HGi-7272 (chưa rõ người điều khiển) do trời mưa kèm giông lớn đã va chạm vào bè nuôi cá của ông Đỗ Hoàng Khương cách đó vài mét, làm thiệt hại một phần của bè cá.
Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Hiện trường sà lan tông bè nuôi cá
Theo thông tin ban đầu, thuyền trưởng Hạ Ngọc Bích (SN 1960, ngụ huyện Ô Môn, TP.Cần Thơ) điều khiển sà lan tông vào bè nuôi cá của ông Trần Hoàng Minh (SN 1977, ngụ xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình) làm bè cá bị chìm, toàn bộ số cá trong bè thoát ra ngoài sông.
Sau đó, sà lan CT-06968 tiếp tục tông vào ghe gỗ đang đậu gần đó, làm ghe bị chìm một phần. Ước tính thiệt hại tài sản trên 200 triệu đồng.
Nguyên nhân ban đầu được xác định, trong lúc lưu thông do trời mưa kèm theo giông lớn nên thuyền trưởng không làm chủ tay lái.
Cùng thời điểm nêu trên, sà lan biển kiểm soát HGi-7272 (chưa rõ người điều khiển) do trời mưa kèm giông lớn đã va chạm vào bè nuôi cá của ông Đỗ Hoàng Khương cách đó vài mét, làm thiệt hại một phần của bè cá.
Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Có thể bạn quan tâm

Người trồng cà chua tại thôn Đắc Lộc (xã Vĩnh Phương) đang lo lắng vì cà chua xuất hiện bệnh khảm, một bệnh ít gặp nhưng gây tổn thất lớn.

Huy Giáp là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Lạc, diện tích tự nhiên 6.657 ha; có 679 hộ, 3.978 nhân khẩu, gồm 6 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Quý Châu cùng sinh sống ở 21 xóm hành chính.

Qua 7 năm triển khai và thực hiện Dự án phát triển cây ca cao, các hộ trồng cây ca cao ở Gò Công Tây (Tiền Giang) đều chung một nhận xét, đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, không tốn phân bón, thuốc trừ sâu bệnh như nhiều loại cây trồng khác; chỉ cần trồng đúng kỹ thuật ca cao có thể sinh trưởng, phát triển cho trái tốt, năng suất cao, tăng lợi nhuận.

Những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Vĩnh Quang (Thị xã) luôn đi đầu trong hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế gia đình, tăng cường củng cố xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

Phóng viên trao đổi với TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp (Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn).