Sà lan tông bè nuôi cá trên sông, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng
Hướng đi TP.Cao Lãnh đến huyện Hồng Ngự, đã tông vào bè nuôi cá, gây thiệt hại tài sản hàng trăm triệu đồng.
Hiện trường sà lan tông bè nuôi cá
Theo thông tin ban đầu, thuyền trưởng Hạ Ngọc Bích (SN 1960, ngụ huyện Ô Môn, TP.Cần Thơ) điều khiển sà lan tông vào bè nuôi cá của ông Trần Hoàng Minh (SN 1977, ngụ xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình) làm bè cá bị chìm, toàn bộ số cá trong bè thoát ra ngoài sông.
Sau đó, sà lan CT-06968 tiếp tục tông vào ghe gỗ đang đậu gần đó, làm ghe bị chìm một phần. Ước tính thiệt hại tài sản trên 200 triệu đồng.
Nguyên nhân ban đầu được xác định, trong lúc lưu thông do trời mưa kèm theo giông lớn nên thuyền trưởng không làm chủ tay lái.
Cùng thời điểm nêu trên, sà lan biển kiểm soát HGi-7272 (chưa rõ người điều khiển) do trời mưa kèm giông lớn đã va chạm vào bè nuôi cá của ông Đỗ Hoàng Khương cách đó vài mét, làm thiệt hại một phần của bè cá.
Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Có thể bạn quan tâm

Tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai cho biết, toàn tỉnh có hơn 600 hécta tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm. Tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm phần lớn ở giai đoạn kinh doanh. Nguyên nhân dẫn đến loại dịch bệnh trên là do đang trong mùa mưa, nhiều nhà vườn không chú ý để nước mưa đọng lâu trong vườn khiến nấm bệnh lây lan nhanh.

Hằng năm, trại giống luôn tổ chức khảo nghiệm và chọn ra những giống lúa tốt, giống mới, có triển vọng để bổ sung vào cơ cấu bộ giống lúa sản xuất của tỉnh Cà Mau, đồng thời phục tráng những giống lúa đã bị thoái hoá nhằm cung ứng kịp thời nhu cầu bà con nông dân trong tỉnh.

Thanh long là loại cây trồng có tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu đứng đầu của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong đó có tỉnh Tiền Giang. Theo Viện Cây ăn quả miền Nam, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu thanh long đạt 181 triệu USD, tăng 175 triệu USD so với năm 2003. Tuy vậy, nông dân trồng thanh long không hẳn “dễ thở” hơn trồng các loại cây khác mà vẫn thường xuyên gặp khó khăn vì giá bán không ổn định “lúc lên, lúc xuống”.

Năm 2014, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tây Hòa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại Hợp tác xã (HTX) Hòa Bình 1, HTX Hòa Bình 2, HTX Hòa Phong và HTX Hòa Phú với quy mô 11.500 m2 và 115.000 con cá giống, 6 hộ tham gia.

Thông tin này được đưa ra trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) năm 2014 được WEF công bố hôm nay (3/9). Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 6, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines.