Sà lan tông bè nuôi cá trên sông, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng
Hướng đi TP.Cao Lãnh đến huyện Hồng Ngự, đã tông vào bè nuôi cá, gây thiệt hại tài sản hàng trăm triệu đồng.
Hiện trường sà lan tông bè nuôi cá
Theo thông tin ban đầu, thuyền trưởng Hạ Ngọc Bích (SN 1960, ngụ huyện Ô Môn, TP.Cần Thơ) điều khiển sà lan tông vào bè nuôi cá của ông Trần Hoàng Minh (SN 1977, ngụ xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình) làm bè cá bị chìm, toàn bộ số cá trong bè thoát ra ngoài sông.
Sau đó, sà lan CT-06968 tiếp tục tông vào ghe gỗ đang đậu gần đó, làm ghe bị chìm một phần. Ước tính thiệt hại tài sản trên 200 triệu đồng.
Nguyên nhân ban đầu được xác định, trong lúc lưu thông do trời mưa kèm theo giông lớn nên thuyền trưởng không làm chủ tay lái.
Cùng thời điểm nêu trên, sà lan biển kiểm soát HGi-7272 (chưa rõ người điều khiển) do trời mưa kèm giông lớn đã va chạm vào bè nuôi cá của ông Đỗ Hoàng Khương cách đó vài mét, làm thiệt hại một phần của bè cá.
Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Có thể bạn quan tâm

Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha.

Hiện nay Phú Thọ đã gieo cấy được gần 33.000 ha lúa mùa, đạt trên 90% kế hoạch. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.774ha; lạc 882 ha; đỗ tương 296 ha; khoai lang 287ha; rau 2.158 ha.

Xã Hải Thanh và Hải Bình (Tĩnh Gia – Thanh Hóa) có hơn 10 hộ nuôi cá lồng. Từ 3 ngày qua, các hộ nuôi cá lồng ven hai bờ sông Kênh Than, đoạn chảy qua hai xã trên, đau xót khi hàng tỷ đồng tiền cá mất trắng sau một đêm.

Đã hết 7 tháng của năm 2013 nhưng ngành cá tra vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc trở lại khi xuất khẩu giảm, người chăn nuôi lỗ. Thực trạng này đòi hỏi nhà nước phải có chính sách và quy hoạch phù hợp.

Với ưu điểm “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong quá trình nuôi; phương pháp chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã mở ra hướng chăn nuôi mới theo hướng phát triển bền vững.