Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rút kinh nghiệm cho vụ nuôi tôm 2016

Rút kinh nghiệm cho vụ nuôi tôm 2016
Ngày đăng: 17/11/2015

Diện tích thả nuôi tôm đang được chăm sóc tốt

Người nuôi tôm theo dõi rất chặt chẽ diễn biến thời tiết để chọn thời điểm thả giống phù hợp với phương châm tránh giai đoạn cực đoan của thời tiết, do vậy mà các vùng nuôi không mang tính tập trung cao

Thời điểm thả giống cao điểm bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9, nên hiện nay diện tích tôm nuôi còn trên 25.000 ha phân bổ ở hầu hết các vùng nuôi trong tỉnh

Lượng mưa không nhiều, bà con trữ nước mặn để nuôi tiếp tục nên vụ nuôi năm 2015 chưa kết thúc

Ngành Nông nghiệp cũng đang đúc kết những kinh nghiệm thành công, mô hình nuôi hiệu quả và những khuyến cáo để vụ nuôi năm 2016 thành công cao hơn

Thạc sĩ Võ Văn Bé, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho biết:

“Vụ nuôi năm 2015 chúng tôi đã đúc kết được một số cách làm của nông dân như: quản lý tốt ao nuôi, sử dụng ao lắng để xử lý nước, thả cá rô phi để làm sạch tạp chất, hạn chế sử dụng hóa chất bằng cách sử dụng vi sinh tạo Tảo, xử lý môi trường nước… và những mô hình nuôi hiệu quả như: nông dân tránh thời điểm cực đoan của thời tiết để thả giống, nuôi 2 giai đoạn, thả giống mật độ vừa phải

Đây là những việc rất quan trọng mà bà con nuôi tôm cần rút kinh nghiệm để nhân rộng”

Năm 2015 tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biết khá phức tạp, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm như đốm trắng, gan tụy, độc tố trong ao nuôi bùng phát, tác động của hiện tượng El Nino kéo dài… là những dấu hiệu cảnh báo cho vụ nuôi năm 2016

Ông Trương Minh Chánh ở xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên, cho biết: “Vụ nuôi 2015, bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn trên tôm nuôi là bệnh thân đỏ đốm trắng

Vì bệnh này mới xuất hiện nên người nuôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong xử lý và phòng bệnh”

Về phía ngành chức năng, Thạc sĩ Võ Văn Bé, Phó Giám đốc Trung Tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho biết thêm:

“Theo dự báo tình hình thời tiết, khí hậu 2016 cũng sẽ diễn biến phức tạp, bà con nuôi tôm cần tuân thủ thả giống đúng lịch thời vụ, chú ý các dịch bệnh trên tôm có liên quan đến môi trường, liên quan đến virus gây bệnh có khả năng phát triển trong vụ nuôi mới; Khâu cải tạo đất, phơi đất nên áp dụng đúng quy trình kỹ thuật

Ngoài ra bà con cũng cần lưu ý khâu chọn giống, nên chọn mua con giống chất lượng, không nên vì lợi nhuận mà mua con giống trôi nổi, không nên thả nuôi quá dầy”.

Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi còn diễn biến phức tạp, tuy không bùng phát thành dịch nhưng mức độ thiệt hại khá cao nên bà con nuôi tôm cần thực hiện tốt khuyến cáo của ngành chuyên môn

Áp dụng biện pháp nuôi an toàn, thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật phòng ngừa bệnh để hạn chế rủi ro nhằm khôi phục vùng nuôi đạt kết quả, là mục đích khuyến cáo của ngành chuyên môn trong điều kiện nghề nuôi tôm còn khó khăn.


Có thể bạn quan tâm

Trở thành triệu phú nhờ... liều Trở thành triệu phú nhờ... liều

Thời điểm cách đây hơn 10 năm, vợ chồng anh Lê Anh Tuấn dám vay 300 triệu đồng vốn thương mại để đầu tư nuôi lợn, nhiều người lè lưỡi nói: “Vợ chồng nhà này bạo gan và liều thật. Nhỡ không may thất bại chỉ có nước cắp bị đi ăn xin”.

29/07/2015
Trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy cho năng suất cao Trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy cho năng suất cao

Hộ ông Lê Văn Hoàng, ông Vi Thanh Hưng (phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) thu được lợi nhuận hàng chục triệu đồng nhờ việc trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy cho năng suất cao.

29/07/2015
Thu hàng trăm triệu đồng từ vùng đất hoang Thu hàng trăm triệu đồng từ vùng đất hoang

Anh Nguyễn Xuân Ánh ở thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thành công khi xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp trên diện tích đất hoang hóa với doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

29/07/2015
Gần 1.500ha lúa mùa bị thiếu nước Gần 1.500ha lúa mùa bị thiếu nước

Vụ mùa năm 2015 toàn tỉnh đã gieo cấy được 31.770ha lúa đạt 97,5% diện tích kế hoạch. Theo báo cáo của các địa phương và qua kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT hiện nay toàn tỉnh có gần 1.500ha lúa đã cấy bị thiếu nước, trong đó tập trung tại các huyện: Đoan Hùng 356ha; Hạ Hòa 814ha; Thanh Ba 77ha; Yên Lập 70,5ha; Cẩm Khê 63ha; Tân Sơn 116ha.

29/07/2015
Bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi bản địa cần nhiều giải pháp Bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi bản địa cần nhiều giải pháp

Bảo tồn cây trồng, vật nuôi bản địa là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn các nguồn gen đặc trưng này trước nguy cơ suy giảm, thoái hóa. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn phát huy hiệu quả, thì câu chuyện “hậu” bảo tồn cũng cần được chú trọng để không lãng phí nguồn gen quý.

29/07/2015