Russian Sea Catching Mua Lại 2 Công Ty Đánh Bắt Cá Minh Thái

Russian Sea Catching (RSC) đã mua lại 2 công ty đánh bắt cá minh thái Viễn Đông, củng cố vị trí số 1 trong ngành đánh bắt cá minh thái và thuộc top đầu các công ty đánh bắt cá trích ở Nga.
RSC vừa ký kết hợp đồng mua lại công ty Imlan và Pelagial thuộc Kamchatka. Hợp đồng của RSC có trị giá khoảng 30-35 triệu USD.
Năm 2014, Imlan và Pelagial giữ hạn ngạch khoảng 16.700 tấn cá minh thái, 4.100 tấn cá trích và 1.400 tấn cho loài khác. Tổng hạn ngạch của RSC sau vụ mua lại là 233.300 tấn, trong đó có 191.000 tấn cá minh thái (chiếm 12% tổng hạn ngạch của cả nước), ngoài ra công ty này được hạn ngạch 32.000 tấn cá trích.
Công ty RSC thành lập từ 2011 với mục tiêu mua lại các công ty đánh cá vùng Viễn Đông, từ công ty không có hạn ngạch năm 2013 để trở thành công ty đánh cá minh thái lớn nhất của đất nước. Năm ngoái, công ty này đã mua lại của Turnif, Intraros, Sovgavanryba và Vostokrybprom để có được 180.000 tấn chiếm 12% hạn ngạch cá minh thái của Nga.
Có thể bạn quan tâm

Ý kiến trao đổi của ông Nguyễn Hữu Trí - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) sẽ góp phần làm rõ hơn kinh nghiệm, giải pháp xây dựng và phát triển Hội ND ở các vùng đô thị hóa hiện nay.

Sinh ra trong gia đình nghèo tại bản Thèn Pả, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu), anh Giàng A Sinh, dân tộc Mông, sinh năm 1970 sớm có suy nghĩ, trăn trở tìm cách vượt khó.

Ngày 9.9, Liên minh Nông nghiệp tổ chức Diễn đàn Chính sách nông nghiệp Việt Nam với chủ đề “Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN lên ngành chăn nuôi tại Việt Nam”.

Hiện đang vào mùa thu hoạch chính của các loại rau củ đặc sản của Đà Lạt (Lâm Đồng) như xà lách, cà chua, súp lơ, bắp cải, cải thảo, nhưng do thị trường đang tiêu thụ mạnh nên giá các loại rau tăng cao so với tháng trước. Giá tăng nhưng các mặt hàng rau, củ Đà Lạt vẫn đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu thu mua và xuất khẩu của các cơ sở kinh doanh tại Đà Lạt.

Tuy không ngọt lịm như một số giống cam trồng dưới xuôi, nhưng bù lại, trái hường có mùi khá thơm, khi ăn có vị thanh, mát.