Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rươi, Cáy Đông Triều (Quảng Ninh)

Rươi, Cáy Đông Triều (Quảng Ninh)
Ngày đăng: 28/09/2014

Lâu nay nói tới Đông Triều (Quảng Ninh) người ta nghĩ ngay tới vùng lúa lớn nhất của Quảng Ninh. Cũng trên diện tích cấy lúa ấy, ven sông không ít hộ đã sử dụng để khai thác rươi và cáy có hiệu quả cao gấp nhiều lần. Việc xây dựng vùng nuôi rươi và cáy đang là hướng mở cho phát triển kinh tế cao ở Đông Triều.

Rươi và cáy là 2 loại sản vật mà thiên nhiên có ở những bãi bồi nằm ở ven sông dưới tác động của thuỷ triều lên xuống. Rươi và cáy không mất kinh phí đầu tư, việc khai thác rất đơn giản nhưng giá trị kinh tế của nó thì vô cùng lớn.

Hiện nay, giá rươi trên thị trường dao động khoảng từ 400 - 500 nghìn đồng/kg. Số lượng không đủ để cung cấp ra thị trường, trong khi cáy thời gian khai thác đều liên tục.

Theo thống kê, hiện nay diện tích khai thác rươi và cáy của huyện Đông Triều khoảng 40ha, tập trung chủ yếu ở hai xã Xuân Sơn và Hưng Đạo. Riêng xã Xuân Sơn diện tích nuôi rươi và cáy hiện nay có 27 ha, nằm ở 3 thôn với 69 hộ khai thác, sản lượng rươi hàng năm khoảng 10 tấn, còn số lượng cáy thì lên tới vài chục tấn.

Còn ở xã Hưng Đạo diện tích nuôi rươi và cáy có khoảng 10 ha tập trung ở 2 thôn Mỹ Cụ 1 và Vân Quế với khoảng 50 hộ trực tiếp khai thác. Chị Nguyễn Thị Chúc ở thôn 2, xã Xuân Sơn, một trong những hộ tiêu biểu cho mô hình phát triển trang trại khai thác kinh doanh sản vật rươi cáy của Đông Triều.

Chị Chúc chia sẻ: Năm 2006 vợ chồng tôi xin địa phương dồn điền đổi thửa diện tích 5 ha để phát triển kinh tế. Khi ra tới đây cỏ lau sậy mọc um tùm cao hơn đầu người, vợ chồng tôi đầu tư thuê nhân công lao động, cải tạo bờ chia ô nhỏ để cấy lúa. Lúc đó, rươi và cáy ở nơi đây rất ít, vào mùa chỉ thu hoạch được vài ba cân không đáng kể.

Nhưng sau khi cải tạo đất thì sản lượng cáy và rươi nhiều hơn nên vợ chồng tôi đã tăng cường cải tạo đất, sử dụng phân bón hữu cơ để làm xốp đất và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đến nay, mỗi năm nhà tôi thu hoạch được khoảng 1 tấn rươi và 10 tấn cáy.

Được biết, không những khai thác rươi, cáy bán ra thị trường mà gia đình chị Chúc còn mở nhà hàng đặc sản rươi, cáy và đăng ký nhãn hiệu mắm cáy sông Cầm. Mỗi năm gia đình chị có thu nhập 600 triệu đồng từ khai thác rươi, cáy.

Đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Biên ở thôn Xuân Cầm, xã Xuân Sơn, cũng là một trong những hộ có kinh nghiệm nhiều năm làm rươi và cáy, thấy gia đình chị đang tất bật đắp bờ đón mùa rươi về. Quệt mồ hôi ngang trán, chị Biên vui vẻ nói: Muốn khai thác được nhiều rươi và cáy thì vẫn phải duy trì trồng lúa, tiến hành cải tạo đất hàng năm bằng phân bón hữu cơ và đầu tư hệ thống cống thoát nước.

Trước đây nhiều hộ ở xã chủ yếu trồng lúa thì nay ngoài việc trồng lúa, họ còn khai thác rươi để nâng cao thu nhập cho gia đình.

Nhằm phát triển sản vật rươi và cáy của địa phương, xã Xuân Sơn đã xây dựng vùng quy hoạch 27 ha nằm trong vùng khai thác và bảo vệ nguồn lợi rươi, cáy này. Đồng thời, xã cũng thành lập các tổ hợp, HTX sản xuất rươi, cáy ở các thôn.

Việc tham gia các tổ hợp, HTX sẽ giúp các hộ gia đình thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng để đầu tư mở rộng và phát triển nguồn lợi rươi, cáy và xây dựng thương hiệu rươi, cáy Xuân Sơn thành sản phẩm mang thương hiệu của địa phương. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lê Văn Lương, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Đạo, cho biết: Rươi, cáy có diện tích khai thác này nằm xen canh với đất canh tác và khu vực nuôi trồng thuỷ sản.

Vừa qua xã cũng đăng ký rươi, cáy vào mỗi xã, phường một sản phẩm, và đang làm đề án quy hoạch vùng nuôi để phát triển sản vật này. Tuy nhiên, hiện nay trên thượng nguồn nước bề mặt ở các mỏ đổ về, nước thải nhà máy nhiệt điện và tình trạng khai thác cát đang dần phá vỡ hệ thống sinh thái gián đã ảnh hưởng tới sản vật rươi cáy này.

Được biết, hiện tại huyện chưa đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường đối với rươi và cáy, nhưng huyện Đông Triều đã giao Phòng NN&PTNN đang đi rà soát đánh giá mức độ tăng giảm và ô nhiễm vùng nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện, đặc biệt là dòng thuỷ sinh, để có biện pháp quy hoạch bảo vệ.

Làm tốt được vấn đề này sẽ tận dụng, phát huy nguồn lợi rươi, cáy và góp phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của Đông Triều.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Ếch Làm Giàu Từ Ếch

Sau hơn hai năm đi vào họat động, câu lạc bộ (CLB) khuyến nông xã Hương Phong, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên Huế) giúp cho hàng chục hộ dân vươn lên thoát nghèo từ mô hình nuôi ếch.

11/04/2014
Quảng Ninh: Nuôi Nghêu Ở Xã Quảng Minh Cần Một Cú Huých Quảng Ninh: Nuôi Nghêu Ở Xã Quảng Minh Cần Một Cú Huých

Sau nhiều năm nuôi thả nghêu, năm được mùa, năm mất mùa do thiên tai... đến năm 2013, những người nuôi nghêu ở xã Quảng Minh (Hải Hà - Quảng Ninh) đã chủ động được hơn khi có sự bảo hộ của Hợp tác xã (HTX) Nuôi trồng thuỷ hải sản Minh Hà - một tổ chức do chính họ lập ra.

11/04/2014
Giới Thiệu Mô Hình Chăn Nuôi Heo Sinh Sản Hiệu Quả Giới Thiệu Mô Hình Chăn Nuôi Heo Sinh Sản Hiệu Quả

Chăn nuôi heo là một trong những lĩnh vực quan trong trong sản xuất nông nghiệp ở Sóc Trăng. Những năm qua dịch bệnh tái phát đã làm cho hiệu quả kinh tế chăn nuôi heo không ổn định. Tuy vậy những hộ chăn nuôi trang trại với những giống heo chất lượng và biết áp dụng tốt tiến bộ kỹ thuật đã vượt qua những thời điểm khó khăn nhất.

11/04/2014
Nợ “Đè” Người Trồng Dưa Nợ “Đè” Người Trồng Dưa

Trung tuần tháng 3, nông dân Phú Yên thu hoạch lứa dưa đợt đầu nhưng gặp nhiều khó khăn do giá giảm. Hiện nay người trồng dưa đang thu hoạch lứa 2 và cũng đối mặt với giá rẻ như cho không. Dưa rớt giá liên tục làm người trồng dưa lỗ vốn, lâm cảnh nợ nần.

11/04/2014
Sẽ Chấn Chỉnh Việc Nghiên Cứu Giống Sẽ Chấn Chỉnh Việc Nghiên Cứu Giống

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát trước tình trạng nghiên cứu giống cho sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập.

11/04/2014