Ruốc Xuất Hiện Dày, Ngư Dân Trúng Đậm

Trong hơn 1 tuần qua (từ ngày 1 - 8.2), tại vùng biển gần bờ của TP Quy Nhơn, trong đó, nhiều nhất tại vùng biển ven bờ xã Nhơn Hải.
Hàng trăm tàu cá làm nghề giã cào của ngư dân thành phố bám biển ngày đêm khai thác. Thường từ 0 giờ các tàu cá xuất bến đi khai thác ruốc, đến sáng hoặc trưa cùng ngày cập Cảng cá Quy Nhơn để bán. Mỗi tàu cá khai thác được từ 2 - 7 tạ ruốc, cá biệt có tàu cá khai thác đến hơn cả tấn ruốc.
Ruốc năm nay tương đối to con. Trong mấy ngày đầu mới xuất hiện, mỗi kg ruốc có giá khoảng 20.000 đồng, nhưng do ruốc khai thác ngày nhiều nên hai ngày qua, giá chỉ còn 12.000-15.000 đồng/kg. Mỗi người đi “bạn” (người làm công trên các thuyền khai thác hải sản) có thu nhập từ 500 ngàn đồng đến hơn một triệu đồng/chuyến biển.
Điển hình, 9 giờ sáng 8.2, tàu cá BĐ11089 - TS, công suất 50 CV của anh Huỳnh Hoàng Minh (ở phường Trần Phú, TP Quy Nhơn), trên tàu cá có 3 lao động đã cập Cảng cá Quy Nhơn để bán ruốc, với hơn 7 tạ ruốc vừa khai thác được. Với giá bán bình quân 13.000 đồng/kg, tàu cá của anh Minh thu nhập khoảng 9 triệu đồng, sau khi trừ phí tổn, mỗi “bạn” có thu nhập khoảng 1 triệu đồng.
Đến trưa cùng ngày, Cảng cá Quy Nhơn càng tấp nập hơn với hàng chục tàu thuyền khai thác ruốc cập Cảng cá để bán. Ngư dân ai cũng phấn khởi vì khai thác được nhiều, có điều kiện sắm Tết tươm tất hơn.
Được biết, ruốc được các thương lái mua, sau đó vận chuyển về các chợ trong tỉnh tiêu thụ. Ngoài ra, thương lái còn chở đi các tỉnh lân cận để bán hoặc mua để muối làm mắm ruốc.
Có thể bạn quan tâm

Thân cây vải thiều nhưng lại cho quả nhãn, điều kỳ diệu này đã xảy ra tại vườn cây ăn quả của gia đình nhà ông Lê Thế Hơn thôn Hiệp Tân xã Hồng Giang huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.

Đầu năm mới, nhà vườn trồng thanh long ruột đỏ ấp Đại Đức, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long (Trà Vinh) phấn khởi vì lần đầu tiên sản phẩm cây ăn trái địa phương được xuất khẩu sang tận Mỹ.

Tại Hội nghị về sản xuất, tiêu thụ lúa và thủy sản vùng ĐBSCL tổ chức ngày 27/2, theo phản ánh từ các địa phương, khó khăn về thị trường, chính sách tín dụng là những thách thức đối với ngành hàng thủy sản.

Thực hiện đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại địa phương, những năm qua, nông dân xã điểm xây dựng nông thôn mới Định Hòa (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) thực hiện mô hình trồng khoai lang luân canh lúa. Mô hình giúp tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác, lợi nhuận cao gấp 2 lần trồng lúa, giúp nhân dân ổn định cuộc sống.

Khoảng mươi năm về trước, làng Bạch Xá, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) được nhiều người biết đến với nghề nuôi ba ba nổi tiếng. Nhưng vài năm trở lại đây, cái tên Bạch Xá lại được cánh lái buôn trong nam, ngoài bắc biết đến là làng nuôi rắn hổ mang.