Ruốc Xuất Hiện Dày, Ngư Dân Trúng Đậm

Trong hơn 1 tuần qua (từ ngày 1 - 8.2), tại vùng biển gần bờ của TP Quy Nhơn, trong đó, nhiều nhất tại vùng biển ven bờ xã Nhơn Hải.
Hàng trăm tàu cá làm nghề giã cào của ngư dân thành phố bám biển ngày đêm khai thác. Thường từ 0 giờ các tàu cá xuất bến đi khai thác ruốc, đến sáng hoặc trưa cùng ngày cập Cảng cá Quy Nhơn để bán. Mỗi tàu cá khai thác được từ 2 - 7 tạ ruốc, cá biệt có tàu cá khai thác đến hơn cả tấn ruốc.
Ruốc năm nay tương đối to con. Trong mấy ngày đầu mới xuất hiện, mỗi kg ruốc có giá khoảng 20.000 đồng, nhưng do ruốc khai thác ngày nhiều nên hai ngày qua, giá chỉ còn 12.000-15.000 đồng/kg. Mỗi người đi “bạn” (người làm công trên các thuyền khai thác hải sản) có thu nhập từ 500 ngàn đồng đến hơn một triệu đồng/chuyến biển.
Điển hình, 9 giờ sáng 8.2, tàu cá BĐ11089 - TS, công suất 50 CV của anh Huỳnh Hoàng Minh (ở phường Trần Phú, TP Quy Nhơn), trên tàu cá có 3 lao động đã cập Cảng cá Quy Nhơn để bán ruốc, với hơn 7 tạ ruốc vừa khai thác được. Với giá bán bình quân 13.000 đồng/kg, tàu cá của anh Minh thu nhập khoảng 9 triệu đồng, sau khi trừ phí tổn, mỗi “bạn” có thu nhập khoảng 1 triệu đồng.
Đến trưa cùng ngày, Cảng cá Quy Nhơn càng tấp nập hơn với hàng chục tàu thuyền khai thác ruốc cập Cảng cá để bán. Ngư dân ai cũng phấn khởi vì khai thác được nhiều, có điều kiện sắm Tết tươm tất hơn.
Được biết, ruốc được các thương lái mua, sau đó vận chuyển về các chợ trong tỉnh tiêu thụ. Ngoài ra, thương lái còn chở đi các tỉnh lân cận để bán hoặc mua để muối làm mắm ruốc.
Có thể bạn quan tâm

Mới bước vào đầu vụ thu hoạch củ khoai môn (loại môn sen, môn sọ) mà nhiều nông dân trồng khoai môn đã cầm chắc lỗ vì giá khoai chỉ bằng khoảng 50% mùa vụ trước.

Sau thời gian chăm sóc, hiện bà con nông dân các xã của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đang bắt đầu thu hoạch vụ đậu xanh trên đất ruộng.

Diện tích atisô niên vụ 2014 – 2015 trên địa bàn huyện là 67/75 ha, đạt 89% kế hoạch. Diện tích atisô niên vụ 2014 – 2015 trên địa bàn huyện là 67/75 ha, đạt 89% kế hoạch. Từ đầu năm đến nay, Sa Pa thu hoạch 1.540 tấn lá atisô tươi, lũy kế từ đầu niên vụ 2014 - 2015 thu hoạch 3.440 tấn lá tươi.

Mặc dù đã thu hoạch bí đỏ từ hơn 3 tháng nay nhưng gia đình chị Đỗ Thị Phượng, ở xóm Trại Vàng (Phú Bình, Thái Nguyên) vẫn còn khoảng 3 tấn bí đỏ chưa tiêu thụ được.

Đồng Nai là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước triển khai trồng thử nghiệm giống bắp biến đổi gen có khả năng kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ trong điều kiện môi trường sản xuất của nông dân.