Ruốc Xuất Hiện Dày, Ngư Dân Trúng Đậm

Trong hơn 1 tuần qua (từ ngày 1 - 8.2), tại vùng biển gần bờ của TP Quy Nhơn, trong đó, nhiều nhất tại vùng biển ven bờ xã Nhơn Hải.
Hàng trăm tàu cá làm nghề giã cào của ngư dân thành phố bám biển ngày đêm khai thác. Thường từ 0 giờ các tàu cá xuất bến đi khai thác ruốc, đến sáng hoặc trưa cùng ngày cập Cảng cá Quy Nhơn để bán. Mỗi tàu cá khai thác được từ 2 - 7 tạ ruốc, cá biệt có tàu cá khai thác đến hơn cả tấn ruốc.
Ruốc năm nay tương đối to con. Trong mấy ngày đầu mới xuất hiện, mỗi kg ruốc có giá khoảng 20.000 đồng, nhưng do ruốc khai thác ngày nhiều nên hai ngày qua, giá chỉ còn 12.000-15.000 đồng/kg. Mỗi người đi “bạn” (người làm công trên các thuyền khai thác hải sản) có thu nhập từ 500 ngàn đồng đến hơn một triệu đồng/chuyến biển.
Điển hình, 9 giờ sáng 8.2, tàu cá BĐ11089 - TS, công suất 50 CV của anh Huỳnh Hoàng Minh (ở phường Trần Phú, TP Quy Nhơn), trên tàu cá có 3 lao động đã cập Cảng cá Quy Nhơn để bán ruốc, với hơn 7 tạ ruốc vừa khai thác được. Với giá bán bình quân 13.000 đồng/kg, tàu cá của anh Minh thu nhập khoảng 9 triệu đồng, sau khi trừ phí tổn, mỗi “bạn” có thu nhập khoảng 1 triệu đồng.
Đến trưa cùng ngày, Cảng cá Quy Nhơn càng tấp nập hơn với hàng chục tàu thuyền khai thác ruốc cập Cảng cá để bán. Ngư dân ai cũng phấn khởi vì khai thác được nhiều, có điều kiện sắm Tết tươm tất hơn.
Được biết, ruốc được các thương lái mua, sau đó vận chuyển về các chợ trong tỉnh tiêu thụ. Ngoài ra, thương lái còn chở đi các tỉnh lân cận để bán hoặc mua để muối làm mắm ruốc.
Có thể bạn quan tâm

Xã Hải Thanh và Hải Bình (Tĩnh Gia – Thanh Hóa) có hơn 10 hộ nuôi cá lồng. Từ 3 ngày qua, các hộ nuôi cá lồng ven hai bờ sông Kênh Than, đoạn chảy qua hai xã trên, đau xót khi hàng tỷ đồng tiền cá mất trắng sau một đêm.

Đã hết 7 tháng của năm 2013 nhưng ngành cá tra vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc trở lại khi xuất khẩu giảm, người chăn nuôi lỗ. Thực trạng này đòi hỏi nhà nước phải có chính sách và quy hoạch phù hợp.

Với ưu điểm “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong quá trình nuôi; phương pháp chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã mở ra hướng chăn nuôi mới theo hướng phát triển bền vững.

Sáng 26-7, Sở Khoa học – Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, do kỹ sư Trần Thị Hiến, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện.

Anh Lê Đình Bắc quê ở Bình Dương, từng là công nhân cao su có thâm niên gần 20 năm. Với mong muốn phát triển kinh tế độc lập, nhưng do thiếu vốn, đất đai ở quê nhà lại đắt đỏ, nên cách đây 7 năm, anh quyết định lên Dak Lak và chọn vùng đất triền đồi thôn 1, xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) để định cư và thực hiện ý tưởng của mình.