Ruốc Xuất Hiện Dày, Ngư Dân Trúng Đậm

Trong hơn 1 tuần qua (từ ngày 1 - 8.2), tại vùng biển gần bờ của TP Quy Nhơn, trong đó, nhiều nhất tại vùng biển ven bờ xã Nhơn Hải.
Hàng trăm tàu cá làm nghề giã cào của ngư dân thành phố bám biển ngày đêm khai thác. Thường từ 0 giờ các tàu cá xuất bến đi khai thác ruốc, đến sáng hoặc trưa cùng ngày cập Cảng cá Quy Nhơn để bán. Mỗi tàu cá khai thác được từ 2 - 7 tạ ruốc, cá biệt có tàu cá khai thác đến hơn cả tấn ruốc.
Ruốc năm nay tương đối to con. Trong mấy ngày đầu mới xuất hiện, mỗi kg ruốc có giá khoảng 20.000 đồng, nhưng do ruốc khai thác ngày nhiều nên hai ngày qua, giá chỉ còn 12.000-15.000 đồng/kg. Mỗi người đi “bạn” (người làm công trên các thuyền khai thác hải sản) có thu nhập từ 500 ngàn đồng đến hơn một triệu đồng/chuyến biển.
Điển hình, 9 giờ sáng 8.2, tàu cá BĐ11089 - TS, công suất 50 CV của anh Huỳnh Hoàng Minh (ở phường Trần Phú, TP Quy Nhơn), trên tàu cá có 3 lao động đã cập Cảng cá Quy Nhơn để bán ruốc, với hơn 7 tạ ruốc vừa khai thác được. Với giá bán bình quân 13.000 đồng/kg, tàu cá của anh Minh thu nhập khoảng 9 triệu đồng, sau khi trừ phí tổn, mỗi “bạn” có thu nhập khoảng 1 triệu đồng.
Đến trưa cùng ngày, Cảng cá Quy Nhơn càng tấp nập hơn với hàng chục tàu thuyền khai thác ruốc cập Cảng cá để bán. Ngư dân ai cũng phấn khởi vì khai thác được nhiều, có điều kiện sắm Tết tươm tất hơn.
Được biết, ruốc được các thương lái mua, sau đó vận chuyển về các chợ trong tỉnh tiêu thụ. Ngoài ra, thương lái còn chở đi các tỉnh lân cận để bán hoặc mua để muối làm mắm ruốc.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Công Thừa - Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào (Đà Lạt), cho biết: Từ đầu năm 2014 đến nay, HTX đã cung cấp ra thị trường 37 ngàn tấn rau, củ, quả các loại, với tổng doanh thu 147 tỷ đồng, đạt 82% kế hoạch năm.

Đến nay, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) cơ bản thu hoạch xong 8.100ha lúa Thu đông; bà con tiếp tục vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị xuống giống cho vụ Đông xuân 2014 - 2015.

Mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng VietGAP được Bộ NN-PTNT triển khai từ năm 2008. Tại Phú Yên, mô hình này do thạc sĩ Trương Văn Tuấn, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật, làm chủ nhiệm dự án, đến nay đã chuyển giao kỹ thuật, quy trình sản xuất cho hàng trăm hộ nông dân.

Phải cạnh tranh quyết liệt và gánh chịu nhiều rủi ro do diễn biến của thời tiết là tình trạng chung của người nông dân trồng rau trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay. Để chủ động và cạnh tranh đầu ra với sản phẩm của các vùng trồng rau các địa phương lân cận, họ phải tham khảo nhu cầu thị trường tiêu thụ, thời tiết để xuống giống đúng thời điểm. Nếu sai, sẽ mất trắng và tốn thêm tiền công để nhổ bỏ.

Mô hình này do 32 nông hộ ở xã Ân Phong thực hiện từ tháng 7.2014, trên diện tích 2 ha đất lúa chuyển đổi. Theo đánh giá của ngành chức năng và bà con nông dân thực hiện mô hình, giống bắp PAC 999 chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, cây cứng, tỉ lệ nảy mầm cao, bắp to, dài và đồng đều.