Rừng Hoa Công Nghệ Cao

Sản xuất giống hoa theo phương pháp cấy mô (invitro), xuất khẩu sang nhiều nước trong đó có cả “Vương quốc hoa” Hà Lan thu về 2 triệu USD/năm, đó là thành công của Công ty CP công nghệ sinh học Rừng Hoa Đà Lạt.
Tự tạo cơ hội: “Rừng hoa” công nghệ cao
Công ty Rừng Hoa Đà Lạt thành lập năm 2003, ban đầu nhằm mục tiêu sản xuất hoa cắt cành thương phẩm, giống hoa các loại để cung cấp cho các nhà vườn Đà Lạt. Tuy nhiên, vào năm 2006, một công ty của Bỉ đã tìm đến đặt hàng sản xuất giống hoa, cây cảnh. Sau lô hàng xuất khẩu đầu tiên, đối tác nước ngoài tin tưởng vào chất lượng và năng lực của công ty nên tiếp tục đặt hàng.
Theo PGS-TS Lê Xuân Thám, Giám đốc Sở KH-CN Lâm Đồng, với quy mô đang có, Công ty Rừng Hoa Đà Lạt là trung tâm nhân giống invitro lớn nhất VN, là mô hình sản xuất cây giống công nghiệp tiên tiến đem lại hiệu quả kinh tế cao.
“Cú hích” quan trọng này khiến ông Nguyễn Đình Sơn, Tổng giám đốc công ty, đi tới quyết định mở rộng quy mô sản xuất, quảng bá sản phẩm trên mạng internet.
Ông Sơn cho biết, năm 2006 là thời điểm kinh tế châu Âu và thế giới suy thoái, các công ty nước ngoài phải tái cơ cấu, tìm cách giảm chi phí, giá thành và VN trở thành địa chỉ họ tìm đến để đặt hàng, bởi sản phẩm cây giống của VN chất lượng tốt mà giá rất thấp so với ở châu Âu. Nhận thấy cơ hội đang đến, công ty đã mạnh dạn đầu tư công nghệ hiện đại nhất, phát huy sự sáng tạo, khéo léo của các kỹ sư VN, đáp ứng tốt yêu cầu của các đối tác nước ngoài.
Tiếng lành đồn xa, nhiều công ty ở các nước khác cũng tìm đến Rừng Hoa Đà Lạt đặt hàng. Hiện công ty có tổng cộng 600 giống hoa và cây cảnh xuất khẩu, thị trường mở rộng từ Bỉ, Đan Mạch, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc... và cả Hà Lan - đất nước được mệnh danh là “vương quốc hoa”.
Ông Nguyễn Đình Sơn vui mừng cho biết: “Năm 2013, công ty xuất khẩu hơn 10 triệu cây giống thu về gần 2 triệu USD. Theo hợp đồng đã ký kết với các nước thì năm 2015 doanh thu xuất khẩu giống hoa của công ty sẽ đạt 6 triệu USD”.
Để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng, công ty đã đầu tư 2 phòng lab rộng 5.000 m2 cùng trang thiết bị hiện đại phục vụ nghiên cứu, sản xuất theo quy mô công nghiệp với công suất 24 triệu cây giống/năm; hệ thống vườn ươm diện tích 0,5 ha, sản xuất 400.000 cây con/tháng. Trong đó có khu nhà kính 3.000 m2 theo công nghệ châu Âu trị giá 7 tỉ đồng.
Các thiết bị tự động điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, tưới nước, bón phân... cũng được chú trọng tối đa nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Đội ngũ của công ty hiện có gần 500 người, trong đó có 170 kỹ sư chuyên ngành công nghệ sinh học. Hằng năm, Rừng Hoa Đà Lạt đều cử kỹ sư sang châu Âu học về phương pháp quản lý và kỹ thuật mới trong sản xuất giống công nghệ cao.
Năm 2011, Rừng Hoa Đà Lạt là một trong 3 công ty đầu tiên của cả nước được Bộ NN-PTNT cấp giấy chứng nhận “Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao”. Nhiều năm qua, nơi đây cũng là địa chỉ học tập, nghiên cứu khoa học của nhiều học sinh, sinh viên và là điểm tham quan của du khách.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, theo các chủ tàu cá khai thác cá ngừ đại dương những ngày giữa tháng 1.2014, giá cá ngừ đại dương được thương lái thu mua với giá từ 100 - 120 ngàn đồng/kg nhưng hiện nay do nhiều tàu trúng đậm nên thương lái ép giá, chỉ còn 80.000 đồng đến 90.000 đồng/kg.

Trong tiết trời lạnh giá của những ngày cuối năm, dọc tuyến đường từ trung tâm thị xã dẫn sang các xã đảo khu vực Hà Nam, chúng tôi được chứng kiến bà con tấp nập chở các loại thuỷ sản: Tôm, cá, cua, ruốc... từ các xã ven biển sang trung tâm thị xã tiêu thụ.

Những trà lúa trên nền ao nuôi tôm ở vùng tôm – lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) cho thấy được sự tiến bộ về kỹ thuật chăm sóc của nông dân.

Thiết bị phát hiện sớm vi khuẩn gây ra Hội chứng tôm chết sớm (EMS) sẽ có mặt trên thị trường đầu năm 2014. Giáo sư Don Lightner tại Đại học Arizona sắp đưa ra thị trường thiết bị phát hiện vi khuẩn gây EMS cho tôm nuôi, giúp người nuôi dễ dàng phát hiện tôm bệnh để kịp thời cách ly.

Trong những ngày cuối năm, các cửa biển, cảng cá trong tỉnh tràn ngập không khí rộn ràng. Tuần qua, hàng trăm tàu câu cá ngừ đại dương liên tiếp nối đuôi nhau cập bến, vận chuyển thủy sản lên bờ sau tháng ngày dài bám biển đánh bắt.