Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rủi Ro Cao Khi Xuất Khẩu Thanh Long Bằng Đường Tiểu Ngạch

Rủi Ro Cao Khi Xuất Khẩu Thanh Long Bằng Đường Tiểu Ngạch
Ngày đăng: 10/03/2014

Việc nông dân lệ thuộc vào thương lái, DN lại e ngại làm các thủ tục xuất khẩu theo đường chính ngạch không chỉ làm giá trị trái thanh long giảm sút, mà còn gặp rủi ro cao khi phải xuất bán bằng đường tiểu ngạch.

Hiện nay không phải mùa thanh long, nhưng bằng kinh nghiệm của hàng chục năm trồng thanh long, gia đình bà Tuyết, ở thị trấn Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã xử lý cho 200 trụ thanh long ra quả trái vụ.

Sau 3 tháng chong đèn, cùng nhiều quy trình kỹ thuật khác, vườn thanh long đã cho thu hoạch khoảng 3 tấn quả, trong đó có khoảng 80% số quả đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Thế nhưng xuất khẩu đi đâu, sự chênh lệch giá giữa thu mua tại vườn với giá bán tại vựa bao nhiêu, những người trồng thanh long như gia đình bà Tuyết đều không biết. Bởi tất cả các khâu thu hoạch, phân loại, định giá bán đều được thương lái thực hiện.

Còn theo nhiều thương lái mua gom thanh long ở tỉnh Bình Thuận, nếu thanh long đạt chuẩn xuất khẩu (xanh vỏ, đỏ thân, trọng lượng đạt từ 0,4 kg trở lên) sẽ có giá cao gấp đôi các loại thanh long tiêu thụ nội địa. Sau khi thu mua gom về lại tiếp tục bỏ cho các vựa để hưởng tiền chênh lệch còn xuất khẩu đi đâu thì họ cũng không biết. Tuy nhiên, tất cả những khâu này đều được thực hiện bằng miệng và tiền mặt nhanh và gọn chứ không qua một hợp đồng mua bán hoặc bất kỳ thủ tục pháp lý nào.

Với diện tích thanh long lên đến hơn 21.000 ha, tổng sản lượng quả mỗi năm ở tỉnh Bình Thuận không dưới 400.000 tấn. Thế nhưng chưa đến 10% trong số này là xuất khẩu chính ngạch, khoảng 10% là tiêu thụ nội địa, còn lại là xuất khẩu theo đường tiểu ngạch mà phần lớn là sang Trung Quốc.

Cụ thể trong năm 2013, xuất khẩu thanh long chính ngạch của tỉnh Bình Thuận là 25.917 tấn, giá trị 22.633.000USD, nghĩa là sản lượng thanh long xuất khẩu chưa đến 10% sản lượng nông dân sản xuất được.

Ông Trần Quang Bách, Trưởng phòng Quản lý Thương mại, Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận cho rằng: “Khi xuất khẩu tiểu ngạch không phải làm thủ tục, hồ sơ xuất nhập khẩu mà chỉ mua bán bằng tiền mặt. Có nhiều trường hợp doanh nghiệp của Bình Thuận bị thương nhân bên Trung Quốc mua mà không trả tiền vì thế độ rủi ro rất cao. Phía địa phương khuyến cáo các doanh nghiệp nên phát triển hình thức buôn bán chính ngạch”.

Hiện nay thanh long tỉnh Bình Thuận đã có chỉ dẫn địa lý và xuất khẩu sang khoảng 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có những thị trường khó tính nhưng có giá trị cao như Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản. Tuy nhiên, số lượng thanh long xuất khẩu sang các thị trường này còn khá khiêm tốn.

Thủ tục xuất khẩu rườm rà, mất nhiều thời gian là nguyên do làm cho các doanh nghiệp e ngại xuất khẩu chính ngạch. Để từng bước tháo gỡ khó khăn này, hiện nay Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận đang phối hợp với cơ quan hải quan để cùng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này.


Có thể bạn quan tâm

Ào Ạt Trồng Bưởi, Bán Đi Đâu? Ào Ạt Trồng Bưởi, Bán Đi Đâu?

Đồng Nai nổi tiếng có những vùng bưởi ngon, như: bưởi đường lá cam Tân Triều, bưởi ruột hồng Định Quán... Tuy nhiên, loại trái ngon này vẫn chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa. Để phát triển cây bưởi bền vững, việc tăng diện tích cần gắn với cơ hội thị trường, nhất là hướng đến xuất khẩu.

21/10/2014
Rà Soát Các Chương Trình Nông Nghiệp Để Phân Bổ Kinh Phí Hợp Lý Rà Soát Các Chương Trình Nông Nghiệp Để Phân Bổ Kinh Phí Hợp Lý

Nhiều vấn đề được đặt ra, như: thiếu nguồn vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở để đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; chương trình cây con chủ lực; quy hoạch sản xuất nông nghiệp; quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung; công tác triển khai vụ đông - xuân 2014-2015 và công tác phòng chống lụt bão…

21/10/2014
Tân Thuận Đông Phát Triển Mô Hình Xoài Bao Trái Sạch, An Toàn Tân Thuận Đông Phát Triển Mô Hình Xoài Bao Trái Sạch, An Toàn

Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng là hướng đến sử dụng các sản phẩm chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đáp ứng nhu cầu này, tại xã Tân Thuận Đông (TP.Cao Lãnh) người dân đã dần áp dụng mô hình sản xuất bao trái sạch, an toàn khá hiệu quả.

21/10/2014
Công Nghệ Chế Biến Thực Phẩm Gia Tăng Giá Trị Cho Ngành Cá Việt Nam Công Nghệ Chế Biến Thực Phẩm Gia Tăng Giá Trị Cho Ngành Cá Việt Nam

Ngày 16/10, tại Khách sạn Iris (TP.Cần Thơ), Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI) phối hợp với Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức Hội thảo công nghệ chế biến thực phẩm gia tăng giá trị cho ngành cá Việt Nam.

21/10/2014
Nâng Cao Kỹ Thuật Canh Tác Hồ Tiêu Nâng Cao Kỹ Thuật Canh Tác Hồ Tiêu

Những năm gần đây, người dân ồ ạt trồng mới cũng như chưa nắm bắt được kỹ thuật canh tác bền vững nên xảy ra tình trạng dịch bệnh trên cây tiêu. Trước tình hình đó, huyện Chư Pưh đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục, nhất là việc phổ biến kiến thức trong canh tác cây tiêu theo hướng bền vững.

21/10/2014