Rực đỏ mùa thu hoạch việt quất

Mọc chủ yếu tại vùng đầm lầy than bùn ở khu vực các nước ôn đới, trái nam việt quất (còn gọi là quất dây leo, việt quất đỏ) là loại quả nổi tiếng của vùng Bắc Mỹ, đặc biệt là Canada và Mỹ. Giá chính vụ của loại quả có màu đỏ, vị chua gắt này khoảng 15 USD một kg, nhưng bình thường có thể lên tới 25 USD một kg.
Vụthu hoạch việt quất tại Mỹ thường diễn ra từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Trước tiên, người ta dẫn nước vào đầm lầy đến ngập cây việt quất. Sau đó, máy gặt đập được đưa vào để tách quả khỏi cành.
Vì nhẹ hơn nước, những quả việt quất sẽ nổi lên, tạo ra một bề mặt đỏ rực rỡ trên những đầm lầy.
Đây là hình ảnh trên cao của đầm lầy việt quất đang được thu hoạch tại bang Massachusetts, miền Bắc nước Mỹ. Người dân ở đây trồng giống cây này từ 150 năm trước. Ảnh: n-magazine.
Việc thu hoạch kéo dài trong suốt một tháng nên gây ra nhiều xáo trộn trong cuộc sống của những sinh vật đầm lầy. Một chú ếch xanh nổi lên để hít không khí giữa những quả việt quất đỏ mọng và đám lá úa nát. Ảnh: Reuters.
Trước đây, người Mỹ trồng việt quất theo mô hình trang trại gia đình. Nhưng ngày nay, với việc sử dụng máy móc trong quá trình thu hoạch và bảo quản, các hợp tác xã sẽ đứng ra chịu trách nhiệm chính. Ảnh: Reuters.
Người dân dùng ống nhựa, cào để vun việt quất lại thành đám.
Sau đó đưa lên máy rửa và chất vào xe.
Việt quất được chuyển vào các thùng gỗ trước khi đưa đến nơi tiêu thụ.
Mỗi năm, chỉ khoảng 5% lượng việt quất được tiêu thụ tại các chợ hoa quả, phần còn lại đều bán cho nhà máy để sản xuất nước ép trái cây, trái cây sấy, sốt, mứt. Tại Việt Nam, hạt giống việt quất có giá 30.000 đồng một gói (10 hạt), cây con cao khoảng 20-30 cm giá 150.000 đồng, trong khi giá quả tươi và sấy khô nhập khẩu là 2-3 triệu đồng một kg.
Có thể bạn quan tâm

Thông thường, kết thúc tháng 7 âm lịch cũng là lúc hết mùa nhãn. Nhưng những năm gần đây, qua Rằm Trung thu, người tiêu dùng vẫn mua được những chùm nhãn tươi rói, ngọt lịm. Đó là nhờ nhiều nhà vườn đã đưa giống nhãn muộn về trồng trên những vạt đồi trung du.

Năm 2013, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Điện Biên đã xây dựng được 8 mô hình chuyển giao KHKT từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp; 3 mô hình từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển nông thôn do Chính phủ Đan Mạch viện trợ.

Sản xuất theo phong trào, chất lượng chưa đồng bộ, chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu, bỏ ngỏ thị trường nội địa… là những hạn chế cố hữu của nông sản nói chung và trái cây nói riêng

Xã Huổi Lèng (huyện Mường Chà) có diện tích nuôi thả cánh kiến lớn nhất trong toàn huyện Mường Chà với diện tích nuôi thả 350ha. Giai đoạn 2005 – 2012, giá cánh kiến ổn định và có lúc tăng cao, mỗi ki lô gam cánh kiến giá từ 70.000 – 250.000 đồng, tùy từng thời điểm.

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa hình cù lao giáp biển, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) trong thời gian qua. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh, thiếu quy hoạch, công tác quản lý môi trường còn khó khăn dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trên lĩnh vực này là điều khó tránh khỏi.