Rộn Ràng Vụ Cá Nam

“Năm nay, thời tiết thuận lợi nên những chuyến bám biển trong vụ cá nam sắp tới của ngư dân cũng được chuẩn bị khá kỹ lưỡng” – ông Huỳnh Văn Thải, Phó chi cục Thủy sản cho biết.
Trong những năm gần đây, thời tiết khá thuận nên những chuyến biển, vươn khơi ở 2 vụ cá bấc – nam đều đạt như mong đợi. Thông thường mọi năm bắt đầu vào mùa nam từ tháng 4 đến tháng 9 gió thổi mạnh, nhưng đặc biệt năm nay vẫn chưa có dấu hiệu thổi mạnh, vậy nên mùa cá nam sẽ đến chậm hơn.
Theo thống kê của phòng khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tổng sản lượng vụ cá nam năm 2013 đạt 124.505 tấn, so với cùng kỳ năm trước đạt 114,9%. Sản lượng cá các loại vẫn chiếm tỷ lệ khoảng 50% trong tổng sản lượng đánh bắt. Trung bình đạt 20.000 tấn/tháng, thu hút gần 58.000 lao động bám biển để đánh bắt.
Mực là mặt hàng có sản lượng đạt thứ nhì với 9.653 tấn; đứng sau mặt hàng mực là ghẹ cũng chiếm tỷ lệ đáng kể, góp phần vào tổng sản lượng đánh bắt vụ cá nam... Đối với ngư dân, vụ cá nam hàng năm được ngư dân tập trung đầu tư và hy vọng nhiều vì đó là thời điểm quan trọng nhất đối với nghề biển.
Tiếp nối những thành quả của vụ bấc kéo dài từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2014 từ nhiều nghề khác nhau như nghề câu, lưới rê, vây rút chì... đã thu về tổng sản lượng gần 70.000 tấn, đạt và vượt hơn kế hoạch gần 5.000 tấn. Mặt hàng cá và mực vẫn là nguồn lợi thủy sản mang về thu nhập cao cho ngư dân. Bên cạnh những nghề truyền thống, những nghề khác cũng thu hoạch trên 16.000 tấn.
Ông Huỳnh Văn Thải, cho biết thêm: “Chính gió mùa tây nam vẫn chưa thổi mạnh, mưa chậm xuất hiện, nên vụ cá nam sẽ đến chậm hơn. Nhờ đó, ngư dân đã chuẩn bị kỹ cho mình những chuyến vươn khơi sắp tới. Không chỉ chuẩn bị về mặt tinh thần, nhiều chủ thuyền cũng không ngần ngại đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, phương tiện thăm dò để bước vào vụ nam với hy vọng có được mùa bội thu”.
Đối với những khu vực bãi ngang, theo kinh nghiệm của ngư dân, nếu mở màn vụ cá nam thuận lợi chắc chắn năm đó sẽ được mùa biển. Hiện bà con ngư dân ở vùng bãi ngang đều rộn ràng chuẩn bị cho mùa cá nam. Với giá thị trường hiện tại, nếu trúng vụ chắc chắn nhiều hộ gia đình sẽ thoát nghèo.
Bên cạnh những thuyền công suất lớn vươn khơi, thì những thuyền công suất nhỏ cũng đang mong đợi một mùa bội thu. Hy vọng với những nỗ lực của ngư dân, mùa cá nam năm nay sẽ giúp cho bà con ngư dân những xã bãi ngang thắng lớn, để thoát nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm

Chuẩn bị bước vào vụ đông xuân, thay vì cách làm truyền thống phát dọn cỏ trước khi gieo sạ, không ít nông dân ở nhiều nơi trong tỉnh lựa chọn cách dùng thuốc để diệt cỏ. Việc lạm dụng quá mức thuốc diệt cỏ không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái mà cả sức khỏe con người.

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bến Tre chọn cá điêu hồng làm mô hình trình diễn tại hộ ông Trịnh Công Trung - ấp 10 - xã Tân Thạch (Châu Thành).

Trong năm, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hoa màu tiếp tục được quan tâm. Cụ thể, thực hiện 7 mô hình trình diễn rau an toàn (RAT); 4 mô hình sản xuất RAT gắn với tiêu thụ và nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo lồng ghép trong các chương trình, dự án... Từ đó, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng (bắp 7 tấn/ha, đậu nành 2,1 tấn/ha, rau muống lấy hạt 2,5 tấn/ha). Sản xuất RAT diện tích trên 150ha, đạt 83,5% kế hoạch nhưng hầu hết diện tích rau đều sản xuất nhỏ lẻ, chưa có liên kết sản xuất và tiêu thụ.

Từ con gà, con vịt cho đến con heo đang đẩy người chăn nuôi ở Bình Định lâm cảnh khốn đốn. Nguyên nhân do sau Tết, giá cả các loại vật nuôi nói trên đều tuột, trong khi giá thức ăn chăn nuôi vẫn “bình chân như vại”.

Cao su được Hà Tĩnh công nhận là cây mũi nhọn kinh tế bởi nguồn lợi đưa lại rất lớn. Thế nhưng bão số 10 vừa qua đã làm cho gần 800/1.600ha cao su ở Kỳ Anh bị gãy đổ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đây là bài học xương máu cho việc quy hoạch thiếu cân nhắc bởi Kỳ Anh thường xuyên "hứng bão" thế nhưng nơi đây vẫn cứ trồng cao su bằng mọi giá.