Rơm rạ đắt hàng

Thời tiết nắng nóng kéo dài ở các tỉnh Duyên hải miền Trung trong những ngày qua làm cho nguồn thức ăn của trâu, bò đang dần dần cạn kiệt, lượng cỏ tươi đang ngày một khan hiếm, trong khi đó rơm rạ trên đồng ruộng đang trở nên một mặt hàng đắt khách.
Anh Nguyễn Ngọc Trí (xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) cho biết, năm nay rơm rạ trở nên rất đắt đỏ, giá bán cao hơn năm ngoái từ 50.000 – 70.000đ/ha. Hơn 1 tháng nay anh cùng vợ lái xe đi rong ruổi khắp nơi để thu gom rơm về dự trữ, đã gom được 30 xe rơm rạ.
Theo anh rơm rạ mua về qua xử lý để trồng nấm rơm, số còn lại anh bán cho các chủ trang trại chăn nuôi trâu, bò với giá từ 400.000 – 550.000đ/xe nhưng không đủ để cung cấp vì nhu cầu đang tăng lên rất nhiều.
Còn anh Nguyễn Hiền, người cùng địa phương cho biết: Ngày nào anh cũng thức dậy từ 5h sáng chạy xe máy ra đồng lấy rơm về cho đàn bò ăn, nhà có 10 con bò nên phải cần từ 5- 7 bao/ngày, lấy về ngày nào là bò ăn hết ngày đó, hôm nào ra trễ thì không còn rơm.
Anh đã đặt mua được 1ha rơm của chủ ruộng với giá 370.000đ để làm nguồn thức ăn dự trữ cho đàn bò của gia đình. Chưa có năm nào rơm lại đắt giá như năm nay.
Ông Bùi Hà Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Diên Lạc cho biết, rơm rạ hiện nay đang thu mua rất nhộn nhịp, nhu cầu của người dân cần rất nhiều nhưng rơm lại ít, trung bình mỗi hộ chăn nuôi cần từ 3 – 4 xe rơm/tháng. Ngoài rơm phục vụ cho chăn nuôi, thì người nông dân lấy rơm để trồng nấm, nhiều chủ ruộng hiện nay cũng có nguồn thu nhập từ việc bán rơm rạ.
Có thể bạn quan tâm

Cao su, cà phê đang lâm cảnh khó khăn về giá cả và thị trường, trong khi đó cây hồ tiêu lại đang được giá nên ở nhiều địa phương đang diễn ra tình trạng ồ ạt trồng tiêu tự phát.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Sa Pa có 27 cơ sở nuôi cá nước lạnh (gồm cá tầm và cá hồi). Từ khoảng trung tuần tháng 5 đến đầu tháng 6 do thiếu nước nên ở nhiều ao nuôi ươm, cá giống chết hàng loạt. Trong đó, nhiều nhất là các cơ sở ươm cá hồi giống.

Thêm vào đó là những báo động về dịch bệnh đe dọa và phương thức nuôi lạc hậu, không có sự kiểm soát. Tuy rằng nhiều xã vùng sâu, xa, cao của tỉnh vẫn còn bảo tồn giống lợn bản địa nhưng việc nuôi chỉ mang tính tự cung, tự cấp. Vấn đề xây dựng và giữ thương hiệu vẫn chưa được quan tâm để phát triển sản xuất một cách bền vững, hiệu quả.

Nhiều nông dân ở xã Hiếu Nhơn (Vũng Liêm - Vĩnh Long) cho biết, mô hình công nghệ sinh thái, trong đó việc trồng các loại hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ các loài côn trùng có ích phục vụ cho cây lúa rất có hiệu quả.

Đây là một số tiền lớn nên nhiều nông dân “ngại” bỏ tiền ra đầu tư. Một số hộ khác thì do diện tích đất, chất lượng cây trồng kém, năng suất, sản lượng thấp… nên những năm qua không tích lũy được thì nay không có vốn để thực hiện tái canh.