Rệp sáp bột hồng hại sắn giảm

TS Nguyễn Trọng Tùng, GĐ Sở cho biết, đầu tháng 4/2015, phát hiện rệp sáp bột hồng gây hại 0,7 ha sắn 3 tháng tuổi tại huyện Đồng Xuân.
Đến tháng 7/2015, rệp sáp bột hồng phát sinh gây hại cao nhất lên đến trên 315 ha ở hầu hết các địa phương trong tỉnh.
Để khống chế nguồn lây lan trên diện rộng, tháng 6/2015, Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn.
Dịp này, Sở đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã có sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng gây hại nặng, phối hợp cùng Trạm BVTV khoanh vùng ổ dịch và tổ chức tiêu hủy theo quy trình.
Đồng thời vận động nhân dân không vận chuyển hom giống sắn từ khu vực đã bị nhiễm rệp sáp bột hồng đến các vùng khác làm giống trong vụ trồng mới.
Đến nay có 27/37 xã, thị trấn có rệp sáp bột hồng đã tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy.
Đến tháng 10 chỉ còn 61 ha nhiễm nhẹ, tỉ lệ hại từ 0,1 - 15%, cao nhất tại huyện Tuy An (16 ha), thấp nhất là huyện Đồng Xuân (5 ha).
Có thể bạn quan tâm

Theo một nghiên cứu gần đây của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Việt Nam được cho là quốc gia hưởng lợi nhất từ TPP nhưng những gì mà nó mang lại cho ngành nông nghiệp lại rất hạn chế.

Năm 2015, diện tích cánh đồng lớn của tỉnh Long An đạt hơn 28.500ha, tăng hơn 11.100ha so với năm 2014 và tăng 8.500ha so với kế hoạch của toàn tỉnh.

Toàn tỉnh Bến Tre hiện có 27.500 ha diện tích vườn cây ăn trái. Trong đó, có các loại cây chủ lực như bưởi 5.500ha; nhãn 4.000ha, chôm chôm 5.560ha, sầu riêng 1.860ha, măng cụt 1.665ha...

Theo Quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vào năm 2020, Đồng Nai sẽ có 7.000ha hồ tiêu, còn theo quy hoạch của tỉnh, đến cùng thời điểm trên, diện tích hồ tiêu trong tỉnh là 10.000ha. Tuy nhiên, cuối tháng 10/2015, toàn tỉnh Đồng Nai đã có 13.380ha tiêu.

Nguyên nhân thiệt hại vụ ngô thu đông 2015 tại các địa phương này là do thời tiết bất thuận và kỹ thuật canh tác của bà con chưa đúng quy trình.