Rệp Sáp Bột Hồng Gây Thiệt Hại Cho Nông Dân

Trong những ngày gần đây, rệp sáp bột hồng đang hoành hành trên những cánh đồng trồng mì ở xã Bàu Năng (Dương Minh Châu - Tây Ninh).
Sau khi nghe bà con nông dân và Chi hội nông dân ấp Ninh Hòa phản ánh, hôm 26.2, Hội Nông dân xã Bàu Năng phối hợp cùng Ban Nông nghiệp xã tiến hành khảo sát diện tích mì bị rệp sáp bột hồng gây hại.
Qua khảo sát có 25 ha mì của 20 hộ nông dân bị rệp sáp bột hồng gây hại khoảng 30%. Dịch hại đã làm giảm năng suất cây mì với tổng thiệt hại ước tính khoảng 500 triệu đồng. Qua trao đổi, Ban Nông nghiệp xã cho biết, nguyên nhân cây mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng là do nắng nóng kéo dài và thiếu nước tưới.
Hiện tại, Hội Nông dân xã Bàu Năng phối hợp Ban Nông nghiệp xã hướng dẫn cho bà con xịt thuốc và bơm nước tưới mì thường xuyên nhằm ngăn chặn không cho dịch lây ra trên diện rộng, đồng thời tiếp tục theo dõi tình hình và báo cáo ngành chức năng để có hướng xử lý kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, mô hình tôm sinh thái đang mở ra một hướng đi mới cho người dân vùng rừng ngập mặn. Nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả của huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Hiện nay, huyện đã có trên 5.270ha được công nhận tôm sinh thái, còn lại khoảng 5.000ha đang đề nghị công nhận trong thời gian tới.

Xuất khẩu phục hồi, giá cá tra nguyên liệu tăng trở lại trong hơn một tháng qua, nhưng người nuôi cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn rất dè chừng, không dám đầu tư khôi phục sản xuất.

Đến nay, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã thực hiện sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP được 4.200 ha, trong đó xã Hàm Minh 861 ha, xã Hàm Thạnh 612 ha, xã Hàm Mỹ 539 ha, thị trấn Thuận Nam 494 ha, xã Mương Mán 441 ha, xã Hàm Cường 396 ha.

Cuối tháng Tư, từ thành phố Yên Bái bầu trời nặng nước từ sau tết khiến cả vùng đầy ẩm ướt và nồm nhưng vượt qua đèo Ách, nắng bừng lên làm lòng người rộn rã. Ơ kìa! Hoa nhãn đã nở rộ dọc quốc lộ 32, ong lấy mật mùa này đủ mật ngọt…

Những năm qua, huyện Thới Bình đã mở rộng nhiều mô hình sản xuất mới để giúp nông dân có cuộc sống ổn định, trong đó, mô hình trồng nấm rơm ở xã Thới Bình được xem là hiệu quả nhất, bởi vốn đầu tư ít, mau thu hoạch và mang lại lợi nhuận cao.