Rệp Sáp Bột Hồng Gây Thiệt Hại Cho Nông Dân

Trong những ngày gần đây, rệp sáp bột hồng đang hoành hành trên những cánh đồng trồng mì ở xã Bàu Năng (Dương Minh Châu - Tây Ninh).
Sau khi nghe bà con nông dân và Chi hội nông dân ấp Ninh Hòa phản ánh, hôm 26.2, Hội Nông dân xã Bàu Năng phối hợp cùng Ban Nông nghiệp xã tiến hành khảo sát diện tích mì bị rệp sáp bột hồng gây hại.
Qua khảo sát có 25 ha mì của 20 hộ nông dân bị rệp sáp bột hồng gây hại khoảng 30%. Dịch hại đã làm giảm năng suất cây mì với tổng thiệt hại ước tính khoảng 500 triệu đồng. Qua trao đổi, Ban Nông nghiệp xã cho biết, nguyên nhân cây mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng là do nắng nóng kéo dài và thiếu nước tưới.
Hiện tại, Hội Nông dân xã Bàu Năng phối hợp Ban Nông nghiệp xã hướng dẫn cho bà con xịt thuốc và bơm nước tưới mì thường xuyên nhằm ngăn chặn không cho dịch lây ra trên diện rộng, đồng thời tiếp tục theo dõi tình hình và báo cáo ngành chức năng để có hướng xử lý kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

“Nông nghiệp nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, đáp ứng yêu cầu trong nước, xuất khẩu với số lượng lớn...”.

Hiện nay, các loại vú sữa tím có trên thị trường thường chỉ có màu tím nhạt, vị ngọt thơm, ít hạt. Thế nhưng, một nông dân ở khu vực Bình Thường B (phường Long Tuyền, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ) trồng được một loại vú sữa tím than có nhiều ưu điểm vượt trội hơn.

“Điểm yếu lớn nhất của lúa gạo Việt Nam là mạnh ai nấy sản xuất, thương lái sau đó thu gom lúa, gạo từ nhiều ruộng khác nhau bán lại cho doanh nghiệp (DN).

Ngày 12/11, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã ký quyết định ngừng nhập lúa mì từ Ucraina do bị nhiễm mọt thóc, là đối tượng kiểm dịch nguy hiểm. Quyết định này có hiệu lực sau 60 ngày, kể từ ngày ký.

Ngành thủy sản và gạo nếu được cơ cấu lại sản xuất theo chuỗi chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có thương hiệu thì cơ hội tốt khi xuất khẩu.