Rầy Nâu Lây Lan Nhanh Trên Lúa Đông Xuân

Những ngày trong và sau Tết Nguyên đán, rầy nâu đã lây nhiễm nhanh trên trà lúa đông xuân huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Theo báo cáo của cộng tác viên Bảo vệ thực vật (BVTV) 12 xã, thị trấn, đến ngày mùng 5 Tết toàn huyện có 1.300ha diện tích nhiễm rầy, nhưng chỉ sau 1 tuần, diện tích lúa đông xuân bị nhiễm rầy đã tăng lên hơn 3200ha.
Đáng chú ý là diện tích bị nhiễm mật số cao, từ 750 con/m2 trở lên chiếm khoảng 2.000ha. Tập trung ở các xã: Long Thắng, Hòa Thành, Hòa Long, thị trấn Lai Vung.
Theo Trạm BVTV huyện, do gần đây lứa rầy cám nở rộ, cộng thêm rầy tích lũy từ đầu vụ và rầy di trú đã làm cho mật số rầy phát triển và lây lan nhanh.
Trạm BVTV huyện Lai Vung khuyến cáo nông dân kiểm tra kỹ ruộng lúa, khi rầy cám nở rộ, tập trung ở tuổi 2-3, mật số hơn 3 con/tép thì xử lý ngay bằng một trong những loại thuốc chống lột xác, không phối trộn với thuốc trừ sâu khi lúa dưới 40 ngày nhằm bảo tồn thiên địch, hạn chế tái phát rầy và bộc phát các đối tượng dịch hại khác.
Nếu trên đồng có nhiều lứa rầy gối nhau với mật số cao, nên sử dụng các loại thuốc có tác động lưu dẫn và phun xịt thật kỹ không để cháy rầy lúc sắp thu hoạch.
Trước khi phun thuốc cần đưa nước vào ruộng để rầy di chuyển lên trên sẽ dễ tiếp xúc với thuốc; lượng nước phun phải đảm bảo từ 500 đến 600 lít/ha và cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng; không phun thuốc ngừa khi rầy chưa nở rộ.
Có thể bạn quan tâm

Đến thăm mô hình kinh tế VACR của chị Ra Phát Thị Gấm, người Cơ Tu ở thôn Brùa, xã Jơ Ngây (Đông Giang - Quảng Nam), chúng tôi thật sự thán phục trước sự đảm đang của chị

Năm 2011, ngành chăn nuôi đặt mục tiêu giá trị sản xuất tăng 7,5-8% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 30-32% trong nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng cao, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, nguy cơ người chăn nuôi bỏ chuồng đang trở thành thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành

Tại Bình Định, không một hoạt động nào liên quan đến sản xuất nông nghiệp mà không có KNVCS. Công việc ngập đầu là thế, nhưng 1 tháng làm việc của họ chỉ bằng nông dân bán 1 buồng chuối.

Huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng có diện tích vườn cây ăn trái gần 14.000 ha, trong đó diện tích cây có múi chiếm khoảng 6.500 ha. Cây có múi được phân bố ở vùng có địa hình trung bình và vùng trũng của huyện. Hai loại cây có múi là bưởi Năm Roi và cam sành.

Cận Tết, khách hàng tấp nập về xã Lương Phong, huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) thu mua bưởi Diễn. Những trái bưởi vàng tươi, thơm ngát giữa rét đậm nhưng cho niềm vui ngọt ngào.