Rầy Nâu, Bệnh Vàng Lùn – Lùn Xoắn Lá Hại Lúa

1/ Rầy nâu trưởng thành vào đèn.
Theo kết quả theo dõi, rầy nâu trưởng thành vào đèn trên địa bàn TP đã ghi nhận từ đêm 09/08/2011 đến 14/08/2011 mật số rầy vào đèn khá cao, 12.460 con/bẫy/đêm ở Nhật Tân – Bình Chánh, bằng ½ cùng kỳ năm 2010 (24.600 con/bẫy/đêm).
2/ Trên đồng ruộng.
- Vụ Hè Thu: Diện tích nhiễm RN trên lúa Hè Thu toàn bộ ở mức ghi nhận (mật số 200 – 300 con/m2).- Diện tích nhiễm RN trên mạ Mùa là 100 ha (Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè) và 74 ha lúa (Củ Chi) ở mức nhiễm nhẹ (mật số 750 con/m2). Bên cạnh đó trên đồng ruộng có nhiều thiên địch như : chuồn chuồn kim, nhện, bọ xít nước... do đó có thể khống chế được nguồn rầy trong ruộng.
3/ Bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá, lùn sọc đen.
Chi cục Bảo vệ thực vật tiến hành thu thập 40 mẫu mạ, lúa (Nhà Bè, Cần Giờ :14 mẫu, Hóc Môn : 8 mẫu ; Bình Chánh : 18 mẫu) và 5 mẫu RN. Kết quả phân tích mẫu mạ, lúa hgi nhận 2/40 mẫu nhiễm bệnh VL – LXL tại xã Long Thới, Hiệp Phước huyện Nhà Bè (01 mẫu nhiễm RGSV virut gây lùn lúa cỏ và có mẫu nhiễm RRSV – virut gây VL – LXL). Đến nay chưa phát hiện DT lúa nhiễm bệnh LSĐ trên các trà lúa tại địa bàn thành phố.
4/ Dự báo.
a/ Rầy nâu.
Phần lớn RN trên đồng ruộng đang giai đoạn trưởng thành và một số rầy 1 tuổi. Dự báo trong vài ngày tới rầy tiếp tục nở.
Giai đoạn lúa từ sau gieo sạ đến 20 ngày tuổi : nếu phát hiện RN di trú xuất hiện thì phun thuốc trừ rầy ngay. Thời điểm phun tốt nhất vào lúc RN di trú vào đèn nhiều nhất.
b/ Bệnh Vàng Lùn – Lùn Xoắn Lá.
Hiện tại áp lực của bệnh Vàng Lùn – Lùn Xoắn Lá ở các tỉnh ĐBSCL vẫn còn cao ; do vậy, đối với các xã đã xuống lúa
Mùa cần quan tâm chặt chẽ diễn biến của RN vào đèn, gieo sạ đồng loạt, tập trung « né rầy » trên từng cánh đồng. Khi thấy rầy di trú ở các nương mạ nên tiến hành phun thuốc trừ rầy ngay để hạn chế rầy mang mầm bệnh virut Vàng Lùn – Lùn Xoắn Lá truyền bệnh vào mạ.
5/ Đề nghị.
- Các trạm BVTV huyện phối hợp cùng địa phương kiểm tra đồng ruộng theo dõi nắm chắc diễn biến RN trên đồng ruộng trong tháng 8, và đợt rầy di trú vào cuối tháng 8/2011.
- Tuyên truyền, tập huấn khuyến cáo nông dân gieo sạ né rầy 1 – 3 ngày sau rầy di trú, thời gian gieo sạ tốt nhất là vào đầu tháng 9.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 8-8, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện và định hướng nhân rộng các mô hình vào sản xuất nông nghiệp.

Ông Huỳnh Văn Vẹn ở xã Vĩnh Hội Đông An Phú (An Giang) cho biết, đầu mùa lũ, đáy dính cá linh non ít, bình quân mỗi ngày chỉ khoảng 5 - 10 kg.

Trái với sự sôi động, náo nhiệt tại khu vực phía Nam, ngành thủy sản miền Bắc hơn một thập kỷ qua vẫn chỉ dậm chân tại chỗ. Ngoài đặc thù địa lí, khí hậu, tập quán thì nguyên nhân chính khiến thủy sản miền Bắc èo uột như hiện tại là do hệ thống nghiên cứu và SX giống quá yếu, lem nhem.

Ông Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên cho biết, sau khi Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) tiến hành lấy mẫu giám định hiện tượng lúa bị bệnh vàng lá ở huyện Đông Hòa bằng phương pháp RT-PCR, xác định đó là bệnh vàng lá tungro. Tác nhân môi giới truyền bệnh là rầy xanh đuôi đen.

Mít siêu sớm có nguồn gốc từ Thái Lan, mới được du nhập vào các tỉnh Đồng Bằng Sông Cứu Long một số năm gần đây nhưng đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà vườn và người tiêu dùng vì có nhiều ưu điểm mà giống mít bình thường không có được: Dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí phân, thuốc thấp, năng suất, lợi nhuận cao, một cây mít ở độ tuổi 2 năm trở lên cho thu hoạch bình quân 100kg trái/năm.