Rầy Mềm Hại Dưa Leo

Đặc điểm nhận biết:
Rệp trưởng thành và rệp non cơ thể đều rất nhỏ, hình quả lê trần trụi và mềm, màu vàng nhạt hoặc xanh đen. Rệp sống tập trung thành đám đông ở chồi non và ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch, aphids chích hút nhựa làm cho ngọn dưa chùn lại, cây sinh trưởng kém, mật độ rệp cao có thể làm khô cả lá. Rệp còn là môi giới truyền các loại bệnh virus cho cây dưa.
Con trưởng thành và ấu trùng của aphis.
Bệnh khảm trên dưa hấu do aphis là môi giới truyền bệnh.
Giai đoạn gây hại.
Rệp xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và mạnh nhất sau khi cây đậu trái, tán lá rậm rạp.
Aphis đang chích hút nhựa.
Biện pháp phòng trừ:
- Dùng tay giết rệp, khi rệp phát sinh nhiều phun các thuốc Sherpa, Pyrinex, Fenbis, Polytrin,…
- Aphids có rất nhiều thiên địch như bọ rùa, dòi, kiến, nhện nấm. Nên chỉ phun thuốc khi nào mật số quá cao ảnh hưởng đến năng suất.
Có thể bạn quan tâm

Làm phên che gió bắc cho dưa chuột trồng trong mùa đông, kết hợp hun khói trong ruộng, lợi nhuận sẽ tăng gấp 5 - 10 lần so với trồng dưa chính vụ.

Giống dưa leo F1 Cúc 71 có dạng cây đứng, sinh trưởng mạnh, nhánh gọn, thân lá xanh đậm, leo giàn cao. Quả thon dài kích thước 20 - 22 cm.

Dưa leo (dưa chuột) hiện có rất nhiều giống lai F1 vừa có nguồn gốc trong nước lẫn nhập khẩu, phần lớn có nguồn gốc từ Thái Lan

Dưa leo, hay tên gọi khác là dưa chuột là loại quả được liệt kê vào danh sách không thể thiếu trong bữa ăn hay làm đẹp của con gái. Vì vậy, mọi người nên bỏ túi

Bệnh mốc sương (có nơi gọi sương mai) là một trong những loại bệnh hại nguy hiểm nhất với dưa. Bệnh mốc sương đã gây mất mùa, làm tăng chi phí