Rau Xanh Đắt Từ Vùng Trồng Rau

Như tin đã đưa, gần 2 tuần nay, rau xanh trên thị trường Hà Nội tăng cao. Có loại rau tăng 50%, có loại rau tăng lên đến 100% so với cuối tháng 10.
Xăng dầu giảm giá, rau xanh tăng giá
Cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2014, Hà Nội đón nhận vài đợt không khí lạnh. Cùng với gió lạnh là mưa kéo dài nhiều ngày. Độ ẩm ngoài trời của Hà Nội cũng vì thế mà giữ ở mức cao, có nhiều ngày độ ẩm ở mức trên 90%. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rau xanh tại các vùng sản xuất của Hà Nội bị chết hàng loạt.
Đến với vùng sản xuất rau an toàn của huyện Thanh Trì, Hà Nội, phóng viên Báo Kinh tế và Đô thị đã ghi nhận được ý kiến của nhiều hộ trồng rau nơi đây chia sẻ, trong những ngày qua hầu hết các diện tích rau, từ cải bắp, súp lơ, và cà chua, rau cải xanh, cải ngồng đều bị thối nhũn từ dưới lên, từ trong ra ngoài. Nhìn bề ngoài thì tất cả các loại rau đều ở trong tình trạng "cháy" hết lá ngoài.
Bà Ngô Thị Vân ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội cho biết, gia đình bà chỉ trồng chủ yếu là súp lơ xanh. Hoa lơ mới to chưa bằng miệng bát ăn cơm bà đã phải cắt bán. Nếu để nữa sẽ hỏng hết, vì nhiều cái lơ đang bị thối từ trong ra. Nhiều cái cắt lên rồi lại phải bỏ đi không ăn, không bán được.
Vùng rau của Yên Mỹ chỉ trồng súp lơ, cải bắp, cà chua là chính. Nhiều ngày qua mưa kéo dài làm cho độ ẩm lên cao, đất ướt sũng, bắp cải thì bị thối từ dưới lên, còn súp lơ bị thối từ trong hoa lơ ra ngoài. Ngay tại vùng trồng, bà con đã bán giá rau tăng gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với cuối tháng 10.
Mỗi bắp cải bán tại ruộng trước kia là từ 3.000 đến 5.000 đồng/cái, nay bán với giá từ 7.000 đến 10.000 đồng/cái. Súp lơ có giá bán từ 2 đến 3 nghìn đồng/cái nay bán từ 3.000 đến 5.000 đồng/cái. Tại chợ quê của huyện Thanh Trì, rau cải xanh, cải ngồng có giá bán từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg tùy theo từng loại rau, tăng từ 50% đến 100% so với trưới khi trời mưa kéo dài nhiều ngày.
Nguồn bài viết: http://www.ktdt.vn/kinh-te/tin-tuc/2014/11/81028722/rau-xanh-dat-tu-vung-trong-rau/
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN&PTNT, gần đây, chăn nuôi trang trại sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định phát triển nhanh về số lượng và quy mô, tạo thu nhập đáng kể cho người dân trong tỉnh.

Trong những năm trở lại đây, đàn bò trên địa bàn huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) ngày càng phát triển với tổng đàn gần 13.500 con. Để đàn bò phát triển tốt, tháng 10-2014, Phòng Nông nghiệp huyện đã triển khai mô hình “Ủ chua thức ăn” trong chăn nuôi bò, nhằm tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây mỳ, cây bắp… để chế biến làm thức ăn, tăng hàm lượng dinh dưỡng.

Ngày 18-5-2015, Báo SGGP có bài “Tự làm khó…” nêu những khó khăn mà ngành chăn nuôi gặp phải, không chỉ vì tự thân ngành mà còn do những quy định “trói chân” doanh nghiệp (DN). Ngày 22-5, dù đang đi Hà Lan và Đan Mạch, anh Âu Thanh Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Duy Cường (Đồng Nai) cũng trao đổi thêm với chúng tôi một số ý để làm sáng tỏ hơn về những quy định ngược xu thế này.

Khoảng 1.000 ha mía tím ở Hòa Bình khó tiêu thụ có thể phải chuyển sang làm giống hoặc hủy bỏ để lấy đất làm vụ mới.

Vấn nạn SX chè bẩn đã tồn tại nhiều năm nay ở nhiều vùng chè trong cả nước.