Rau VietGAP Tiến Quân Vào Chợ Thành Phố Hồ Chí Minh

Sau khi đã có chỗ đứng vững vàng trong siêu thị, rau VietGAP bắt đầu quay trở lại cuộc “tiến quân” ra chợ.
Khác với mấy năm trước, khi rau VietGAP còn nằm lẫn với rau thường, khó phân biệt mà giá bán lại cao, bị người tiêu dùng chê, thì lần trở lại lần này rau VietGAP đã ở một vị thế khác, có cửa hàng riêng khang trang. Chỉ cần tới đầu chợ Trần Hữu Trang (Phú Nhuận), chợ Phạm Văn Hai (Tân Bình) hay chợ Tân Định (quận 1)… hỏi mọi người cửa hàng bán rau sạch, rau VietGAP là bà con sẽ chỉ ngay: “Cái cửa hàng đẹp đẹp, bày bán toàn rau trong bao bì là nó đó”.
Chị Tú Quỳnh ở phường 11, quận Phú Nhuận, khen: “Chợ Trần Hữu Trang vừa có cửa hàng rau VietGAP của Công ty Phú Lộc khoảng 1 tháng nay, gần sát bên là cửa hàng rau VietGAP của Vissan. Tôi thấy rau VietGAP sạch sẽ, đựng trong bao bì và có dán nhãn mác đàng hoàng, giá cả lại không quá mắc, chỉ hơn rau trong chợ chỉ khoảng 2.000 – 3.000 đồng/kg nên gia đình mấy tuần nay đã đổi qua ăn rau VietGAP cho an toàn”.
Ông Lương Tấn Luận - Chủ tịch HĐQT Công ty XNK Nông sản an toàn cho biết, công ty vừa mới tham gia thị trường rau VietGAP với 4 cửa hàng ở khu vực các chợ Tân Định, Cô Giang, Trần Hữu Trang, Phạm Văn Hai. Cửa hàng được đặt sát mặt đường để khách tiện ghé vào chọn mua, với khoảng hơn 70 loại rau, củ quả các loại. Tuy mới mở khoảng 1 tháng nhưng tiêu thụ khá tốt, hiện mỗi cửa hàng bán được khoảng vài tấn rau/ngày. Dự kiến từ nay đến cuối năm, công ty sẽ mở thêm 7 điểm bán hàng nữa tại các chợ ở TP.HCM.
Tương tự, HTX Nông nghiệp Thỏ Việt cũng đang có chiến lược “tấn công” ra chợ với mục tiêu tăng sản lượng bán ra mỗi ngày từ 40 - 50 tấn rau củ, trái cây VietGAP hiện nay lên 200 tấn/ngày vào năm 2014. HTX đang ráo riết tìm kiếm các vị trí thuận lợi làm mặt bằng mở cửa hàng và điểm tập kết rau VietGAP bán cho tiểu thương ở các chợ. Theo bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc - Chủ nhiệm HTX Thỏ Việt, tiểu thương các chợ đã tham quan trang trại trồng rau của HTX và khá ưng ý nên đã đặt hàng HTX cung ứng rau quả VietGAP hàng ngày cho họ.
Bà Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Công ty Quản lý và kinh doanh chợ đầu mối Thủ Đức cũng cho biết, khách hàng và các chợ lẻ đang có nhu cầu cần tiêu thụ rau quả VietGAP nên công ty đang xúc tiến liên hệ với Sở NNPTNT TP.HCM tìm nguồn đưa rau VietGAP về bán. Theo kế hoạch đến cuối năm nay, rau VietGAP sẽ có mặt ở chợ đầu mối Thủ Đức.
Có thể bạn quan tâm

Nấm cục trắng là loài hiếm thấy, lớn lên ở Italy và có kích thước thông thường bằng quả óc chó. Đây là một loại thực phẩm được ưa chuộng, các món ăn chứa thành phần nấm cục trắng thông thường có giá hàng trăm USD. Người phát hiện ra cây nấm cục "khổng lồ" này cho biết nó nằm sâu dưới lòng đất 4 inches (10cm).

Brazil có giá thành mía vào loại thấp nhất 12 USD/tấn nhờ tạo ra được 12 tấn đường/ha; Thái Lan 25 USD/tấn mía, 8 tấn đường/ha; trong khi Việt Nam chỉ tạo ra 5,4 tấn đường/ha nên giá thành mía lên đến 50 USD/tấn.

Theo đánh giá của Tổ điều hành xất khẩu gạo, các nước nhập khẩu lớn ở khu vực châu Á tăng cường nhập khẩu, một số thị trường trọng điểm truyền thống cũng tiếp tục giao dịch. Cụ thể, Trung Quốc vẫn đứng đầu danh sách thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 31,1% thị phần.

Thời gian gần đây, sau nhiều thông tin rau có chất tăng trưởng, chị Hoa (quận 3, TP HCM) rất hạn chế mua rau ở chợ mà thường xuyên đặt hàng rau tại Đà Lạt chuyển xuống. Chị đặc biệt hứng thú với các loại rau củ tí hon hay còn gọi là “baby”. Trọng lượng của các sản phẩm này nhỏ hơn rất nhiều so với những loại củ quả thông thường. Bí ngô chỉ vài gram và nằm gọn lòng bàn tay, còn cà rốt như ngón tay cái.

Đến Sa Huỳnh (Đức Phổ), những thực khách xuýt xoa khen ngợi các món ăn được chế biến từ nhum. Cách đấy không xa, nhiều bóng người cứ ẩn hiện sau những con sóng lặn bắt từng con nhum cố bám vào ghềnh đá ven bờ biển. Cơ thể họ tím tái vì ngâm lâu trong làn nước lạnh.