Rau VietGAP Tiến Quân Vào Chợ Thành Phố Hồ Chí Minh

Sau khi đã có chỗ đứng vững vàng trong siêu thị, rau VietGAP bắt đầu quay trở lại cuộc “tiến quân” ra chợ.
Khác với mấy năm trước, khi rau VietGAP còn nằm lẫn với rau thường, khó phân biệt mà giá bán lại cao, bị người tiêu dùng chê, thì lần trở lại lần này rau VietGAP đã ở một vị thế khác, có cửa hàng riêng khang trang. Chỉ cần tới đầu chợ Trần Hữu Trang (Phú Nhuận), chợ Phạm Văn Hai (Tân Bình) hay chợ Tân Định (quận 1)… hỏi mọi người cửa hàng bán rau sạch, rau VietGAP là bà con sẽ chỉ ngay: “Cái cửa hàng đẹp đẹp, bày bán toàn rau trong bao bì là nó đó”.
Chị Tú Quỳnh ở phường 11, quận Phú Nhuận, khen: “Chợ Trần Hữu Trang vừa có cửa hàng rau VietGAP của Công ty Phú Lộc khoảng 1 tháng nay, gần sát bên là cửa hàng rau VietGAP của Vissan. Tôi thấy rau VietGAP sạch sẽ, đựng trong bao bì và có dán nhãn mác đàng hoàng, giá cả lại không quá mắc, chỉ hơn rau trong chợ chỉ khoảng 2.000 – 3.000 đồng/kg nên gia đình mấy tuần nay đã đổi qua ăn rau VietGAP cho an toàn”.
Ông Lương Tấn Luận - Chủ tịch HĐQT Công ty XNK Nông sản an toàn cho biết, công ty vừa mới tham gia thị trường rau VietGAP với 4 cửa hàng ở khu vực các chợ Tân Định, Cô Giang, Trần Hữu Trang, Phạm Văn Hai. Cửa hàng được đặt sát mặt đường để khách tiện ghé vào chọn mua, với khoảng hơn 70 loại rau, củ quả các loại. Tuy mới mở khoảng 1 tháng nhưng tiêu thụ khá tốt, hiện mỗi cửa hàng bán được khoảng vài tấn rau/ngày. Dự kiến từ nay đến cuối năm, công ty sẽ mở thêm 7 điểm bán hàng nữa tại các chợ ở TP.HCM.
Tương tự, HTX Nông nghiệp Thỏ Việt cũng đang có chiến lược “tấn công” ra chợ với mục tiêu tăng sản lượng bán ra mỗi ngày từ 40 - 50 tấn rau củ, trái cây VietGAP hiện nay lên 200 tấn/ngày vào năm 2014. HTX đang ráo riết tìm kiếm các vị trí thuận lợi làm mặt bằng mở cửa hàng và điểm tập kết rau VietGAP bán cho tiểu thương ở các chợ. Theo bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc - Chủ nhiệm HTX Thỏ Việt, tiểu thương các chợ đã tham quan trang trại trồng rau của HTX và khá ưng ý nên đã đặt hàng HTX cung ứng rau quả VietGAP hàng ngày cho họ.
Bà Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Công ty Quản lý và kinh doanh chợ đầu mối Thủ Đức cũng cho biết, khách hàng và các chợ lẻ đang có nhu cầu cần tiêu thụ rau quả VietGAP nên công ty đang xúc tiến liên hệ với Sở NNPTNT TP.HCM tìm nguồn đưa rau VietGAP về bán. Theo kế hoạch đến cuối năm nay, rau VietGAP sẽ có mặt ở chợ đầu mối Thủ Đức.
Có thể bạn quan tâm

Là xã thuần nông, cuộc sống của người dân chủ yếu trông chờ vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Do đặc thù về điều kiện khí hậu, nên 96 ha đất trồng lúa của địa phương chỉ cấy được một vụ. Từ đầu năm đến nay, do hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất vụ Mùa của bà con xã Xín Chải (Vị Xuyên).

Vụ Xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy đạt 9.570 ha diện tích lúa, trong đó diện tích lúa nhiều nhất là huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần. Nhìn chung hầu hết diện tích lúa đều sinh trưởng và phát triển tốt.

“Nhất nước, nhì phân...”, xác định vai trò quan trọng của việc cung cấp nguồn nước để chủ động sản xuất mùa vụ; những năm qua, huyện Bắc Mê đã tăng cường công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình thủy lợi (CTTL) sau đầu tư; đảm bảo sản xuất đúng thời vụ, chống hạn và tăng năng suất cho cây trồng.

Trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở huyện Quang Bình; kinh tế tập thể và nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Hiện, cấp ủy, chính quyền huyện đang tích cực vận dụng các chính sách để hỗ trợ khuyến khích phát triển, mở rộng sản xuất của các HTX sao có thể khai thác được nhiều tiềm năng, thế mạnh, góp phần vào phát triển KT – XH, XĐGN, ở địa phương.

Hiện nay diện tích thả nuôi các mặt hàng thủy sản đang có dấu hiệu giảm sút, đặc biệt là đối với mặt hàng tôm.