Rau VietGAP Thuận Nghĩa (Bình Định)

Rau VietGAP Thuận Nghĩa xuất hiện trên thị trường tỉnh Bình Định từ năm 2011. Đây là sản phẩm của 3 nhóm nông dân cùng sở thích sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở khối Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn).
Hiện có 65 nông hộ của 3 nhóm nông dân cùng sở thích tham gia sản xuất 10 loại rau xanh khác nhau theo tiêu chuẩn VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices- Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm cây trồng của Việt Nam) trên diện tích 4 ha để cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Ông Quách Văn Cầu, Chủ nhiệm HTXNN Thuận Nghĩa, cho biết: Các nông hộ đã áp dụng tốt quy trình đầu tư, sản xuất và sơ chế rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường...
Nhờ vậy, sản phẩm rau VietGAP Thuận Nghĩa đã được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng II thuộc Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Hiện bình quân mỗi ngày, 65 nông hộ sản xuất khoảng 1 tấn rau. HTX đã thu mua, sơ chế, đóng gói và gắn nhãn mác để cung cấp cho người tiêu dùng.
Rau VietGAP Thuận Nghĩa được bán tại siêu thị Co.opmart Quy Nhơn, chợ “Quân Trấn” - Quy Nhơn, chợ thị trấn Phú Phong và một điểm trên đường Nguyễn Huệ - Quy Nhơn (gần BVĐK tỉnh).
Có thể bạn quan tâm

Không như những năm trước đây người dân chỉ trồng dưa để phục vụ cho Tết Nguyên đán, hiện nay rất nhiều nông dân trên địa bàn huyện Định Quán (Đồng Nai) đã tiến hành xuống giống dưa để chuẩn bị phục vụ cho dịp Tết Dương lịch 2014.

Với chất lượng ngon, ngọt nên xoài cát Hòa Lộc là một trong những loại trái cây được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, “điệp khúc trúng mùa, rớt giá” vẫn thường xuyên xảy ra. Chính vì vậy, một số nhà vườn ở huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để xử lý xoài ra hoa rải vụ nhằm bán được giá cao.

Theo đánh giá của Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay tình hình dịch bệnh thuỷ sản có nhiều diễn biến phức tạp, tuy có giảm hơn so với năm 2012, nhưng một số dịch bệnh xuất hiện trong giai đoạn cuối tháng 5-2013, ở trên địa bàn huyện Tiên Yên với diện tích trên 600ha tôm sú tại xã Hải Lạng gây thiệt hại cho 311 hộ dân; trong tháng 6, dịch bệnh bùng phát tại phường Hà An (TX Quảng Yên) đã có 966.000 con tôm giống từ 45-70 ngày tuổi bị chết; dịch bệnh trên tu hài do nhiễm Perkinsus vẫn xảy ra rải rác tại các hộ nuôi mới ở huyện Vân Đồn; bệnh đốm trắng và vi khuẩn ở tôm thẻ chân trắng bị chết tại huyện Đầm Hà. Ngoài ra, một số lượng cá lồng bè bị chết ở Vân Đồn, Đầm Hà, Móng Cái... chưa phát hiện nguyên nhân cụ thể.

Mỗi năm đến tháng 10 âm lịch, lũ rút nhanh cũng là lúc cá từ đồng tìm đường ra sông. Mùa cá chỉ có duy nhất một lần trong năm nên người dân sống vùng sông nước lại hối hả chuẩn bị chài, lọp để đánh bắt.

Thái Thụy (Thái Bình) có trên 2.000 ha ao đầm nước ngọt và vùng chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Để giúp bà con đa dạng hóa đối tượng nuôi, Thái Thụy đã xây dựng thành công mô hình “nuôi cá rô phi lai xa dòng Chinchifu thương phẩm trong vùng chuyển đổi nước ngọt”, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá...