Rau VietGAP Thuận Nghĩa (Bình Định)

Rau VietGAP Thuận Nghĩa xuất hiện trên thị trường tỉnh Bình Định từ năm 2011. Đây là sản phẩm của 3 nhóm nông dân cùng sở thích sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở khối Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn).
Hiện có 65 nông hộ của 3 nhóm nông dân cùng sở thích tham gia sản xuất 10 loại rau xanh khác nhau theo tiêu chuẩn VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices- Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm cây trồng của Việt Nam) trên diện tích 4 ha để cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Ông Quách Văn Cầu, Chủ nhiệm HTXNN Thuận Nghĩa, cho biết: Các nông hộ đã áp dụng tốt quy trình đầu tư, sản xuất và sơ chế rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường...
Nhờ vậy, sản phẩm rau VietGAP Thuận Nghĩa đã được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng II thuộc Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Hiện bình quân mỗi ngày, 65 nông hộ sản xuất khoảng 1 tấn rau. HTX đã thu mua, sơ chế, đóng gói và gắn nhãn mác để cung cấp cho người tiêu dùng.
Rau VietGAP Thuận Nghĩa được bán tại siêu thị Co.opmart Quy Nhơn, chợ “Quân Trấn” - Quy Nhơn, chợ thị trấn Phú Phong và một điểm trên đường Nguyễn Huệ - Quy Nhơn (gần BVĐK tỉnh).
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 4 năm áp dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) vào chăn nuôi, bước đầu nhận thấy mô hình đem lại hiệu quả trong việc giúp nông dân giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chi phí thức ăn, công chăm sóc, giúp vật nuôi tăng trọng nhanh... Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Gần đây trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, một số diện tích ngô xuân đã xuất hiện bệnh “lùn cây ngô” mà không rõ nguồn gốc của bệnh. Đây là loại bệnh lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn nên đã khiến nhiều người trồng ngô nơi đây hoang mang, lo lắng.

Chia sẻ trên tờ Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: “Việc nhập khẩu ngô tăng vọt trong thời gian qua chủ yếu là do, chăn nuôi tập trung theo quy mô công nghiệp trong nước tăng, trong khi nguồn nguyên liệu trong nước lại giảm do khó mở rộng diện tích trồng ngô”.

Trong lĩnh vực trồng trọt, cây ngô có vị trí quan trọng thứ hai sau cây lúa. Tuy nhiên, nhiều năm nay đã tồn tại một nghịch lý là Việt Nam xuất khẩu (XK) hơn 7 triệu tấn gạo, còn sản xuất ngô vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước.

Với lợi thế về tài nguyên đất, trong năm 2013 và 2014, huyện Vị Xuyên nỗ lực tạo “đột phá” trong sản xuất nông nghiệp (SXNN), bằng cách gắn kết chặt chẽ giữa 3 nhà: Nhà nông – Nhà nước – Nhà doanh nghiệp để tạo đầu ra ổn định cho cây cải sa-lát và chanh leo, những cây trồng mới trên địa bàn huyện; đồng thời, thực hiện thí điểm chăn nuôi bò nhốt dành cho đồng bào hạ sơn...