Rau VietGAP Thuận Nghĩa (Bình Định)

Rau VietGAP Thuận Nghĩa xuất hiện trên thị trường tỉnh Bình Định từ năm 2011. Đây là sản phẩm của 3 nhóm nông dân cùng sở thích sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở khối Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn).
Hiện có 65 nông hộ của 3 nhóm nông dân cùng sở thích tham gia sản xuất 10 loại rau xanh khác nhau theo tiêu chuẩn VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices- Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm cây trồng của Việt Nam) trên diện tích 4 ha để cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Ông Quách Văn Cầu, Chủ nhiệm HTXNN Thuận Nghĩa, cho biết: Các nông hộ đã áp dụng tốt quy trình đầu tư, sản xuất và sơ chế rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường...
Nhờ vậy, sản phẩm rau VietGAP Thuận Nghĩa đã được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng II thuộc Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Hiện bình quân mỗi ngày, 65 nông hộ sản xuất khoảng 1 tấn rau. HTX đã thu mua, sơ chế, đóng gói và gắn nhãn mác để cung cấp cho người tiêu dùng.
Rau VietGAP Thuận Nghĩa được bán tại siêu thị Co.opmart Quy Nhơn, chợ “Quân Trấn” - Quy Nhơn, chợ thị trấn Phú Phong và một điểm trên đường Nguyễn Huệ - Quy Nhơn (gần BVĐK tỉnh).
Có thể bạn quan tâm

Ở Bạc Liêu, lúa mất giá nên nhiều nơi nông dân trồng màu dưới ruộng. Bởi, trồng một công màu giá trị mang lại cao hơn gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa.

Trong những năm qua, xã Cao Chương (Trà Lĩnh) tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, hướng tới phát triển sản xuất hàng hóa để xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

Là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, anh Phạm Văn Chương (xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình nhờ trồng mía nguyên liệu mà còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương.

Trong tháng 6 năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bạc Liêu thực hiện mô hình nuôi cá chẽm tại 2 hộ là ông Nguyễn Văn Tùng ở ấp Rạch Rắn, xã Long Điền, huyện Đông Hải và ông Trần Vũ Linh ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình. Tổng kinh phí đầu tư cho mô hình quy mô 1ha là hơn 58 triệu đồng.

Tình hình nuôi tôm biển (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) trong vùng quy hoạch ngọt hóa (VQHNH) đã và đang xảy ra. Nếu diện tích này tăng, sẽ gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ vùng nước ngọt trong hệ thống Cống đập Ba Lai (Bến Tre).