Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau VietGAP Cung Không Đủ Cầu Ở Tiền Giang

Rau VietGAP Cung Không Đủ Cầu Ở Tiền Giang
Ngày đăng: 30/03/2013

Hiện nay, nhờ các nỗ lực trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm gắn với quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại, rau an toàn VietGAP của Tổ hợp tác rau an toàn Long Thuận, thị xã Gò Công (Tiền Giang) đã chiếm lĩnh thị trường, được nhiều đơn vị kinh tế như: HTX nông nghiệp Phú Lộc (Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh), Công ty TNHH Lực Điền... bao tiêu. Đây là một tin vui không chỉ riêng đối với tổ viên Tổ hợp tác mà còn thiết thực thúc đẩy phong trào trồng rau an toàn Viet GAP tại Tiền Giang.
 
Được biết, các đơn vị kinh tế kể trên có nhu cầu tiêu thụ mỗi ngày trung bình từ 3 - 4 tấn rau an toàn VietGAP, thị trường là các siêu thị, nhà hàng... tại TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, năng lực của Tổ hợp tác rau an toàn VietGAP Long Thuận chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu của các đối tác. Trước thực tế đầu ra thuận lợi của rau an toàn VietGAP Long Thuận, tỉnh đang triển khai tiếp đề án mở rộng qui mô vùng sản xuất, tiến tới nâng Tổ hợp tác thành Hợp tác xã rau an toàn VietGAP Long Thuận. Trước mắt, trong năm 2014 phát triển thêm 15 hộ tổ viên với diện tích sản xuất rau an toàn theo tiêu chí VietGAP trên 4 ha, nâng tổng số tổ viên của Tổ hợp tác lên 43 hộ và qui mô sản xuất trên 10 ha, sản lượng mỗi năm đạt hàng trăm tấn rau chất lượng cao.
 
Ở Tiền Giang, được sự hỗ trợ của ngành Nông nghiệp tỉnh và Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, Tổ hợp tác rau an toàn Long Thuận, thị xã Gò Công đi đầu trong việc trồng rau theo tiêu chí VietGAP từ năm 2009 với nhiều nội dung quan trọng: Đoạn tuyệt tập quán canh tác kiểu cũ, mở nhật ký sản xuất, bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, đào tạo nguồn nhân lực quản lý cho Tổ hợp tác và kiến thức nông hộ, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết đảm bảo tiêu chuẩn... Tháng 5/2012, Tổ hợp tác rau an toàn Long Thuận được công nhận đạt tiêu chí VietGAP đầu tiên trên rau ở tỉnh. Trong gần một năm qua, Tổ hợp tác có bước phát triển mạnh, sản xuất gắn với thị trường nên đầu ra thuận lợi, đời sống tổ viên được đảm bảo.


Có thể bạn quan tâm

Từ Bò Sinh Sản Đến Vịt Bầu Quỳ Từ Bò Sinh Sản Đến Vịt Bầu Quỳ

Nếu như trước đây, huyện Con Cuông (Nghệ An) rộ lên phong trào làm đường giao thông nông thôn thì năm 2013, mũi nhọn được xác định là thực hiện các mô hình kinh tế hộ. Hiện nay, nuôi bò sinh sản ở xã Chi Khê và nuôi vịt bầu Quỳ ở xã Mậu Đức là những mô hình đem lại hiệu quả...

27/12/2013
Các Cơ Sở Sản Xuất Tôm Giống Đáp Ứng Khoảng 80% Nhu Cầu Thả Nuôi Các Cơ Sở Sản Xuất Tôm Giống Đáp Ứng Khoảng 80% Nhu Cầu Thả Nuôi

Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp, toàn tỉnh Quảng Bình hiện có 7 cơ sở sản xuất, dịch vụ tôm giống. Hàng năm các cơ sở này sản xuất khoảng 872,9 triệu và dịch vụ 202,3 triệu con tôm giống phục vụ cho nhu cầu thả nuôi trên địa bàn tỉnh.

07/12/2013
Giá Nghêu Tăng Cao, Nông Dân Phấn Khởi Giá Nghêu Tăng Cao, Nông Dân Phấn Khởi

Giá nghêu thương phẩm ở vùng nuôi nghêu xuất khẩu ven biển thuộc các xã Tân Thành, Tân Điền, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đang có giá cao, nông dân nuôi nghêu rất phấn khởi.

07/12/2013
Một Mô Hình Nuôi Ong Mật Một Mô Hình Nuôi Ong Mật

Từ năm 1995, định cư tại ấp Phước Xuân, xã An Khánh (Châu Thành - Bến Tre), ông Nguyễn Hữu Thành bắt đầu trở lại với nghề nuôi ong.

27/12/2013
Kiên Giang Xuất Khẩu Cá Biển Nuôi Sang Trung Quốc Kiên Giang Xuất Khẩu Cá Biển Nuôi Sang Trung Quốc

Ngày 5-12, Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang vừa phê duyệt dự án vận chuyển cá biển nuôi tại Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

07/12/2013