Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau VietGAP Cung Không Đủ Cầu Ở Tiền Giang

Rau VietGAP Cung Không Đủ Cầu Ở Tiền Giang
Ngày đăng: 30/03/2013

Hiện nay, nhờ các nỗ lực trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm gắn với quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại, rau an toàn VietGAP của Tổ hợp tác rau an toàn Long Thuận, thị xã Gò Công (Tiền Giang) đã chiếm lĩnh thị trường, được nhiều đơn vị kinh tế như: HTX nông nghiệp Phú Lộc (Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh), Công ty TNHH Lực Điền... bao tiêu. Đây là một tin vui không chỉ riêng đối với tổ viên Tổ hợp tác mà còn thiết thực thúc đẩy phong trào trồng rau an toàn Viet GAP tại Tiền Giang.
 
Được biết, các đơn vị kinh tế kể trên có nhu cầu tiêu thụ mỗi ngày trung bình từ 3 - 4 tấn rau an toàn VietGAP, thị trường là các siêu thị, nhà hàng... tại TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, năng lực của Tổ hợp tác rau an toàn VietGAP Long Thuận chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu của các đối tác. Trước thực tế đầu ra thuận lợi của rau an toàn VietGAP Long Thuận, tỉnh đang triển khai tiếp đề án mở rộng qui mô vùng sản xuất, tiến tới nâng Tổ hợp tác thành Hợp tác xã rau an toàn VietGAP Long Thuận. Trước mắt, trong năm 2014 phát triển thêm 15 hộ tổ viên với diện tích sản xuất rau an toàn theo tiêu chí VietGAP trên 4 ha, nâng tổng số tổ viên của Tổ hợp tác lên 43 hộ và qui mô sản xuất trên 10 ha, sản lượng mỗi năm đạt hàng trăm tấn rau chất lượng cao.
 
Ở Tiền Giang, được sự hỗ trợ của ngành Nông nghiệp tỉnh và Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, Tổ hợp tác rau an toàn Long Thuận, thị xã Gò Công đi đầu trong việc trồng rau theo tiêu chí VietGAP từ năm 2009 với nhiều nội dung quan trọng: Đoạn tuyệt tập quán canh tác kiểu cũ, mở nhật ký sản xuất, bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, đào tạo nguồn nhân lực quản lý cho Tổ hợp tác và kiến thức nông hộ, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết đảm bảo tiêu chuẩn... Tháng 5/2012, Tổ hợp tác rau an toàn Long Thuận được công nhận đạt tiêu chí VietGAP đầu tiên trên rau ở tỉnh. Trong gần một năm qua, Tổ hợp tác có bước phát triển mạnh, sản xuất gắn với thị trường nên đầu ra thuận lợi, đời sống tổ viên được đảm bảo.


Có thể bạn quan tâm

Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Đang Phát Triển Mạnh Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Đang Phát Triển Mạnh

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản, hiện toàn tỉnh Bến Tre có 118 cơ sở nuôi cá lồng bè với số lượng 441 bè, trong đó nuôi ngoài qui hoạch 91 cơ sở với 321 bè. Nuôi nhiều nhất tập trung tại Sơn Định, Thị trấn Chợ Lách, Long Thới, Vĩnh Bình, Phú Phụng (Chợ Lách); Phú Đức, Phú Túc, An Khánh, Tân Thạch (Châu Thành).

07/01/2014
Giải Pháp Hiệu Quả Hạn Chế Tình Trạng Lợn Chết Do Bệnh Tai Xanh Giải Pháp Hiệu Quả Hạn Chế Tình Trạng Lợn Chết Do Bệnh Tai Xanh

Bệnh tai xanh là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với đàn lợn. Nguyên lý gây bệnh của tai xanh là mặc dù tấn công vào hệ thống miễn dịch của cơ thể lợn nhưng chỉ gây tỷ lệ lợn chết từ 1-5%.

14/12/2013
Tôm “Bơm Rau Câu” Đe Dọa Xuất Khẩu Tôm Tôm “Bơm Rau Câu” Đe Dọa Xuất Khẩu Tôm

Tình trạng tôm “bơm rau câu” chứa tạp chất (agar) đe dọa thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam và đòi hỏi các biện pháp khắc phục cấp bách.

07/01/2014
Vụ Cá Nuôi Lồng Bè Chết Bất Thường Trong 2 Ngày 25 Và 26-12-2013 Do Ô Nhiễm Nguồn Nước Vụ Cá Nuôi Lồng Bè Chết Bất Thường Trong 2 Ngày 25 Và 26-12-2013 Do Ô Nhiễm Nguồn Nước

Đó là báo cáo kết luận số 690/BC-TYTS của Chi cục Thú y tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau khi lấy mẫu nước và mẫu cá chết ngay tại thời điểm xảy ra vụ việc để làm các xét nghiệm.

07/01/2014
Thêm 87 Con Gia Súc Chết Trong Tuần Qua Thêm 87 Con Gia Súc Chết Trong Tuần Qua

Thời tiết tại khu vực vùng cao huyện Bát Xát và huyện Sa Pa (Lào Cai) đã có ấm lên, nhưng theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tuần qua tại huyện Sa Pa và Bát Xát vẫn có 87 con gia súc bị chết sau đợt rét đậm kéo dài.

07/01/2014