Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau VietGAP Cung Không Đủ Cầu Ở Tiền Giang

Rau VietGAP Cung Không Đủ Cầu Ở Tiền Giang
Ngày đăng: 30/03/2013

Hiện nay, nhờ các nỗ lực trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm gắn với quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại, rau an toàn VietGAP của Tổ hợp tác rau an toàn Long Thuận, thị xã Gò Công (Tiền Giang) đã chiếm lĩnh thị trường, được nhiều đơn vị kinh tế như: HTX nông nghiệp Phú Lộc (Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh), Công ty TNHH Lực Điền... bao tiêu. Đây là một tin vui không chỉ riêng đối với tổ viên Tổ hợp tác mà còn thiết thực thúc đẩy phong trào trồng rau an toàn Viet GAP tại Tiền Giang.
 
Được biết, các đơn vị kinh tế kể trên có nhu cầu tiêu thụ mỗi ngày trung bình từ 3 - 4 tấn rau an toàn VietGAP, thị trường là các siêu thị, nhà hàng... tại TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, năng lực của Tổ hợp tác rau an toàn VietGAP Long Thuận chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu của các đối tác. Trước thực tế đầu ra thuận lợi của rau an toàn VietGAP Long Thuận, tỉnh đang triển khai tiếp đề án mở rộng qui mô vùng sản xuất, tiến tới nâng Tổ hợp tác thành Hợp tác xã rau an toàn VietGAP Long Thuận. Trước mắt, trong năm 2014 phát triển thêm 15 hộ tổ viên với diện tích sản xuất rau an toàn theo tiêu chí VietGAP trên 4 ha, nâng tổng số tổ viên của Tổ hợp tác lên 43 hộ và qui mô sản xuất trên 10 ha, sản lượng mỗi năm đạt hàng trăm tấn rau chất lượng cao.
 
Ở Tiền Giang, được sự hỗ trợ của ngành Nông nghiệp tỉnh và Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, Tổ hợp tác rau an toàn Long Thuận, thị xã Gò Công đi đầu trong việc trồng rau theo tiêu chí VietGAP từ năm 2009 với nhiều nội dung quan trọng: Đoạn tuyệt tập quán canh tác kiểu cũ, mở nhật ký sản xuất, bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, đào tạo nguồn nhân lực quản lý cho Tổ hợp tác và kiến thức nông hộ, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết đảm bảo tiêu chuẩn... Tháng 5/2012, Tổ hợp tác rau an toàn Long Thuận được công nhận đạt tiêu chí VietGAP đầu tiên trên rau ở tỉnh. Trong gần một năm qua, Tổ hợp tác có bước phát triển mạnh, sản xuất gắn với thị trường nên đầu ra thuận lợi, đời sống tổ viên được đảm bảo.


Có thể bạn quan tâm

Những thay đổi trong nghề trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) Những thay đổi trong nghề trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp)

Việc sử dụng máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa phổ biến hiện nay kéo theo thay đổi phương thức trồng nấm rơm. Người trồng nấm rơm có sáng kiến đến tận ruộng thu rơm để sản xuất nấm rơm tại chỗ nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

11/04/2015
Giá quế tăng cao, người dân phấn khởi Giá quế tăng cao, người dân phấn khởi

Mùa thu hoạch quế năm nay, đồng bào dân tộc Cor ở hai huyện Trà Bồng và Tây Trà (Quảng Ngãi) đang có một niềm vui chung, bởi quế được giá. Ít cây gì ở miền núi lại cho thu nhập cao như cây quế, từ vỏ, cành, thân đến lá đều bán được tiền, giá cao ngất ngưởng.

11/04/2015
Chuyển đổi để Chuyển đổi để "né" hạn

Chỉ tính riêng ở Nam Trung bộ, kết quả chuyển đổi có lợi nhuận tăng từ 1,5 - 3 lần so với trồng lúa, doanh thu hàng trăm triệu đồng/ha.

11/04/2015
Tạm dừng khai thác cao su đợt đầu tiên ở Lai Châu Tạm dừng khai thác cao su đợt đầu tiên ở Lai Châu

Do giá cao su thế giới xuống thấp, các nhà máy chưa được đầu tư và kế hoạch mở miệng cao su tạm dừng.

11/04/2015
Doanh nghiệp hồ tiêu đề nghị xây phòng kiểm định chất lượng Doanh nghiệp hồ tiêu đề nghị xây phòng kiểm định chất lượng

Do các phòng kiểm định chất lượng trong nước chỉ kiểm tra được gần 200 chỉ tiêu nên các doanh nghiệp hồ tiêu phải tốn thời gian và chi phí gửi mẫu ra nước ngoài kiểm định. Hiệp hội Hồ tiêu đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) nên xây dựng một phòng kiểm định chất lượng phù hợp với quốc tế.

11/04/2015