Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau Tươi, Người Héo

Rau Tươi, Người Héo
Ngày đăng: 24/02/2014

Những ngày sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, người trồng rau ở các xã Tham Đôn, Đại Tâm (Mỹ Xuyên - Sóc Trăng) rất buồn vì giá rau rẻ như cho, không những thế, tiêu thụ cũng rất chậm.

Chỉ cho chúng tôi xem những thửa rau bắp cải, cải muối đang héo dần dưới cái nắng chói chang, ông Liêu Quang ở ấp Sô La 1 (xã Tham Đôn) cho biết: “Trước Tết tôi còn bán được vài ngàn đồng/kg, còn bây giờ 1kg bắp cải chỉ có giá 1.000 đồng, tính ra lỗ gần 3.000 đồng/kg”.

Không chỉ vậy, thương lái đặt mua với số lượng ít (100kg) nên hơn nửa tháng qua, ông Quang chỉ bán được gần nửa rẫy, số còn lại đang héo dần do quá lứa. Hầu hết các ruộng rau của nhiều hộ dân ở đây đều rơi vào tình cảnh như ông Quang. Ông Quang cho biết: “Vụ rau này bà con khấp khởi vui mừng vì rau phát triển tốt, không tốn nhiều công chăm sóc, ai dè rau giảm giá liên tục nên niềm vui chưa tới đã thấy rầu lòng. Rau bán rẻ như cho nên nhiều nhà phải chặt cho bò ăn”.

Một người trồng rau ở Tham Đôn cho biết thêm: “Hiện tại, bắp cải tốt thương lái mua với giá 1.000 đồng/kg, còn không chỉ được 700 đồng/kg mà số lượng thu mua cũng hạn chế. Nếu họ mua hết cả rẫy với giá 700 đồng/kg chắc chúng tôi cũng chặt bán để gỡ lại chút vốn”.

Theo người trồng rau, chi phí trồng bắp cải cao hơn nhiều so với các loại rau khác nên bà con lỗ khoảng 3.000 đồng/kg. Đây là năm giá các loại rau màu giảm thấp nhất. Không chỉ vậy, các vựa rau hay các điểm thu mua cũng thu mua hạn chế, cầm chừng.

Ở ấp Cần Giờ 2 (xã Tham Đôn), nhiều hộ trồng màu thực phẩm cũng chịu cảnh thua lỗ nặng. Những rẫy trồng rau tần ô hồi trước Tết bán được trên 10.000 đồng/kg thì nay chỉ bán được giá 1.500-2.000 đồng/kg, bà con không buồn thu hoạch.

Trước thực trạng trên, Sở Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng đã tổ chức hội nghị chuyên đề về cây màu trong tỉnh, từ đó đưa ra định hướng phát triển bền vững cho các vùng chuyên màu, hay phát triển mô hình luân canh cây màu để giúp nông dân nâng cao giá trị sử dụng đất. Trong đó, yếu tố thông tin dự báo thị trường được đề cập đến nhưng triển khai như thế nào cho hiệu quả thì không đơn giản.

Theo thống kê, Sóc Trăng có trên 20.000ha chuyên trồng màu, phần lớn là màu thực phẩm. Tuy giá trị từ cây màu rất lớn nhưng nông dân luôn phải đối phó với tình trạng được mùa rớt giá.

Ông Lý Thâm, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Chính quyền cần sớm có giải pháp liên kết, tăng cường thông tin dự báo để nông dân đầu tư, hạn chế rủi ro”.


Có thể bạn quan tâm

Làm Gì Để Gỡ Khó Chất Lượng Nông Sản Việt? Làm Gì Để Gỡ Khó Chất Lượng Nông Sản Việt?

Mùa sau nên trồng gì để “được mùa - tốt giá”, làm cách nào để nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ chuẩn xuất khẩu, thương lái và các doanh nghiệp hỗ trợ thu mua giá cao, không phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc? Những câu hỏi thường trực đó rất nhiều nông dân phải xoay xở giải đáp khi chuẩn bị bắt tay vào vụ mùa kế tiếp ngay khi tình hình xuất khẩu nông sản từ đầu năm đến nay còn gặp nhiều khó khăn…

05/08/2014
Hứa Hẹn Mùa Quả Ngọt Hứa Hẹn Mùa Quả Ngọt

Đầu tư hơn 50 triệu đồng chi phí giống và vật tư ban đầu, sau hơn 2 năm trồng thử nghiệm, đến nay vườn thanh long ruột đỏ của gia đình bà Lê Thị Nguyệt, ở khu phố 3, phường 1, thị xã Quảng Trị đã bắt đầu cho thu hoạch với năng suất, sản lượng cao. Bà Nguyệt ước tính dự kiến vụ này sẽ thu về gần một tấn quả, lợi nhuận từ loại cây trồng kinh tế này mang lại cho gia đình nguồn thu đáng kể.

25/07/2014
Một Ký Cá, Tôm Xuất Khẩu Gánh Gần 10 Loại Phí Một Ký Cá, Tôm Xuất Khẩu Gánh Gần 10 Loại Phí

Hiện một ký cá, tôm phải chịu gần 10 loại phí khác nhau trước khi lên tàu xuất khẩu đi các thị trường - đó là ý kiến phản ánh của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) trong công văn gửi Bộ Công thương.

05/08/2014
Trồng Điên Điển Lấy Bông Mùa Lũ Trồng Điên Điển Lấy Bông Mùa Lũ

Mấy ngày này, đi từ hướng thành phố Tây Ninh về Bến Cầu, vừa qua cầu Gò Chai chừng trăm mét, nhìn hướng tay phải tỉnh lộ 786, nhiều người thấy một vùng xanh um điên điển, lại thấy lấp loá ánh vàng của những chùm hoa vừa nở. Nếu để ý kỹ, người qua đường sẽ thấy vùng điên điển này gồm nhiều hàng thẳng tắp, như được trồng tỉa chứ không phải mọc tự nhiên trong mùa nước nổi như một số nơi khác.

25/07/2014
Nuôi Sá Sùng Ở Cam Lâm Người Dân Chưa Mặn Mà Nuôi Sá Sùng Ở Cam Lâm Người Dân Chưa Mặn Mà

Theo một số hộ dân ở Cam Lâm (Khánh Hòa), nuôi sá sùng kết hợp với một vài đối tượng khác trong ao không mất nhiều công chăm sóc và chi phí, lại có thêm thu nhập. Tuy nhiên, họ chưa mặn mà bởi không chủ động được khâu thu hoạch...

26/07/2014