Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau Tươi, Người Héo

Rau Tươi, Người Héo
Ngày đăng: 24/02/2014

Những ngày sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, người trồng rau ở các xã Tham Đôn, Đại Tâm (Mỹ Xuyên - Sóc Trăng) rất buồn vì giá rau rẻ như cho, không những thế, tiêu thụ cũng rất chậm.

Chỉ cho chúng tôi xem những thửa rau bắp cải, cải muối đang héo dần dưới cái nắng chói chang, ông Liêu Quang ở ấp Sô La 1 (xã Tham Đôn) cho biết: “Trước Tết tôi còn bán được vài ngàn đồng/kg, còn bây giờ 1kg bắp cải chỉ có giá 1.000 đồng, tính ra lỗ gần 3.000 đồng/kg”.

Không chỉ vậy, thương lái đặt mua với số lượng ít (100kg) nên hơn nửa tháng qua, ông Quang chỉ bán được gần nửa rẫy, số còn lại đang héo dần do quá lứa. Hầu hết các ruộng rau của nhiều hộ dân ở đây đều rơi vào tình cảnh như ông Quang. Ông Quang cho biết: “Vụ rau này bà con khấp khởi vui mừng vì rau phát triển tốt, không tốn nhiều công chăm sóc, ai dè rau giảm giá liên tục nên niềm vui chưa tới đã thấy rầu lòng. Rau bán rẻ như cho nên nhiều nhà phải chặt cho bò ăn”.

Một người trồng rau ở Tham Đôn cho biết thêm: “Hiện tại, bắp cải tốt thương lái mua với giá 1.000 đồng/kg, còn không chỉ được 700 đồng/kg mà số lượng thu mua cũng hạn chế. Nếu họ mua hết cả rẫy với giá 700 đồng/kg chắc chúng tôi cũng chặt bán để gỡ lại chút vốn”.

Theo người trồng rau, chi phí trồng bắp cải cao hơn nhiều so với các loại rau khác nên bà con lỗ khoảng 3.000 đồng/kg. Đây là năm giá các loại rau màu giảm thấp nhất. Không chỉ vậy, các vựa rau hay các điểm thu mua cũng thu mua hạn chế, cầm chừng.

Ở ấp Cần Giờ 2 (xã Tham Đôn), nhiều hộ trồng màu thực phẩm cũng chịu cảnh thua lỗ nặng. Những rẫy trồng rau tần ô hồi trước Tết bán được trên 10.000 đồng/kg thì nay chỉ bán được giá 1.500-2.000 đồng/kg, bà con không buồn thu hoạch.

Trước thực trạng trên, Sở Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng đã tổ chức hội nghị chuyên đề về cây màu trong tỉnh, từ đó đưa ra định hướng phát triển bền vững cho các vùng chuyên màu, hay phát triển mô hình luân canh cây màu để giúp nông dân nâng cao giá trị sử dụng đất. Trong đó, yếu tố thông tin dự báo thị trường được đề cập đến nhưng triển khai như thế nào cho hiệu quả thì không đơn giản.

Theo thống kê, Sóc Trăng có trên 20.000ha chuyên trồng màu, phần lớn là màu thực phẩm. Tuy giá trị từ cây màu rất lớn nhưng nông dân luôn phải đối phó với tình trạng được mùa rớt giá.

Ông Lý Thâm, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Chính quyền cần sớm có giải pháp liên kết, tăng cường thông tin dự báo để nông dân đầu tư, hạn chế rủi ro”.


Có thể bạn quan tâm

Tổng Kết Xây Dựng Hệ Thống Sản Xuất Và Cung Cấp Lúa Giống Dựa Vào Cộng Đồng Tổng Kết Xây Dựng Hệ Thống Sản Xuất Và Cung Cấp Lúa Giống Dựa Vào Cộng Đồng

Nhằm đánh giá hiệu quả 5 năm thực hiện chương trình phát triển giống lúa thuần, hôm qua, ngày 24/5, tại Yên Bái, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc - NOMAFSI đã tổ chức Hội thảo Tổng kết xây dựng hệ thống sản xuất và cung cấp lúa giống dựa vào cộng đồng.

03/06/2012
Cánh Đồng Mẫu Lớn Mô Hình Hay Phần 2 Cánh Đồng Mẫu Lớn Mô Hình Hay Phần 2

Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ của bà con nông dân trong thời gian qua đã đưa tới lợi nhuận mang về cho bà con nông dân rất kém. Thêm vào đó đầu ra hạt gạo không ổn định, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới chưa lớn. Do vậy, mục tiêu của việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn là muốn bà con nông dân cùng hợp tác lại để bà con có thể hưởng lợi từ các dịch vụ

01/10/2011
Mô Hình Trồng Dừa Ta Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Trồng Dừa Ta Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Nhờ sưu tầm trồng nhiều giống dừa chất lượng và có cách chăm sóc phù hợp, vườn dừa của ông Đỗ Thành Thưởng (mọi người thường gọi là ông Tám Thưởng), ở ấp 2, xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm đã đem về thu nhập cao cho gia đình ông.

23/12/2011
Mô Hình Nuôi Thỏ Thành Công Đầu Tiên Tại Bình Sơn Mô Hình Nuôi Thỏ Thành Công Đầu Tiên Tại Bình Sơn

Năm 2011, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Bình Sơn đã phối hợp với UBND xã Bình Phú, triển khai mô hình nuôi thỏ New Zealand tại hộ anh Phạm Tấn Cung ở thôn An Thạch 1, xã Bình Phú, huyện Bình Sơn. Đây là mô hình nuôi thỏ New Zealand thành công đầu tiên tại địa phương này, mở ra triển vọng trong công tác phát triển giống, con vật nuôi mới; tạo ra nghề chăn nuôi mới cho nông dân địa phương.

19/05/2012
Quạt Nước Nuôi Tôm Cuốn Lột Hết Da Bộ Phận Sinh Dục Quạt Nước Nuôi Tôm Cuốn Lột Hết Da Bộ Phận Sinh Dục

Hôm 28 tháng 1, ê-kíp mổ của khoa Nam học bệnh viện Bình Dân ở Sài Gòn tiến hành ca phẫu thuật kéo dài hơn một giờ đồng hồ để ghép lại toàn bộ da dương vật và vùng bìu cho nam bệnh nhân N.V.L. Trong lúc làm việc dưới hồ nuôi tôm, anh L. đã bị cánh quạt của chiếc máy quấn vào quần đùi, rồi cuốn luôn dương vật, làm đứt phăng lột hết toàn bộ da dương vật, da vùng bìu

23/10/2011