Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau Sạch Không Lo Ế

Rau Sạch Không Lo Ế
Ngày đăng: 24/02/2014

Mô hình sản xuất rau an toàn (RAT) triển khai hơn 7 năm qua tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội với sự hỗ trợ của Hội Nông dân (ND) đang giúp ND nâng cao thu nhập...

Yên tâm đầu ra

Ông Nguyễn Văn Nghi- Phó Chủ nhiệm HTX Dịch vụ Nông nghiệp Cổ Loa cho biết: Mô hình trồng rau an toàn triển khai ở Cổ Loa từ năm 2007, với diện tích ban đầu là 13,6ha.

Để vận động ND chuyển từ phương thức sản xuất truyền thống sang cách làm mới, HTX và Hội ND xã đã chủ động tuyên truyền, “đả thông” tư tưởng nên ND cũng tích cực hưởng ứng. Trồng rau theo cách làm mới không chỉ hạn chế được dịch bệnh mà còn đảm bảo sức khỏe, số lượng ND tham gia trồng ngày một tăng. Đến năm 2010, diện tích trồng rau an toàn của xã tăng lên thành 56ha và duy trì cho đến nay.

Ông Nghi thông tin: “Để giúp ND yên tâm sản xuất, HTX và Hội ND liên kết với Phòng Kinh tế huyện hỗ trợ người trồng rau 2 lần/vụ thuốc trừ sâu sinh học các loại; thường xuyên cử cán bộ chuyên môn xuống các thôn, xóm tập huấn, tuyên truyền dùng thuốc sinh học, thảo mộc cho RAT. Trung bình 1 năm, HTX tổ chức tập huấn 5-6 buổi cho 500 lượt người”.

Điều làm người ND vui hơn cả đó là họ hoàn toàn có thể yên tâm về đầu ra của sản phẩm. Khi triển khai mô hình trồng RAT, HTX cũng liên kết, ký hợp đồng bao tiêu rau (50% sản lượng rau) với các bếp ăn thuộc các trường đại học, cao đẳng; các xí nghiệp... trên địa bàn thành phố. Theo đó, những hộ sản xuất RAT sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp cho chất lượng rau của mình khi đưa ra tiêu thụ.

Ngoài những địa chỉ tiêu thụ ổn định, ND Cổ Loa còn cung cấp rau cho chợ dân sinh trong xã và các xã lân cận. Trung bình mỗi năm Cổ Loa cung ứng cho thị trường khoảng 1.500 tấn rau các loại.

Thu nhập tăng, sức khỏe đảm bảo

Là một trong những hộ tham gia trồng RAT đầu tiên của xã, ông Đỗ Phương Quân, xóm Thượng cho hay: “Gia đình tôi có hơn 1 sào canh tác RAT. Mùa nào rau nấy. Vụ này, gia đình tôi chủ yếu trồng rau gia vị như hành, mùi, xà lách và các loại su hào, súp lơ, cà chua... Trồng RAT khác với cách làm truyền thống, là không dùng thuốc hóa học, có hại cho sức khỏe người trồng và người tiêu dùng”.

"Người trồng RAT ở Cổ Loa luôn tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, liều lượng, thời kỳ, phương pháp nên chất lượng rau rất đảm bảo”.

Ông Nguyễn Văn Nghi

Làm theo cách mà cán bộ khuyến nông, cán bộ Hội ND hướng dẫn, chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, phân bón vi sinh, thảo mộc nên hạn chế được sâu bệnh, giảm tối đa ảnh hưởng sức khỏe con người. Bên cạnh đó, những hộ trồng rau còn giảm được chi phí mua thuốc trừ sâu đáng kể mỗi vụ nhờ được sự hỗ trợ của HTX.

Nói về thị trường, ông Quân phấn khởi: “Gia đình tôi chưa bao giờ rơi vào tình trạng rau “ế ẩm”, bởi đã có bếp ăn Mầm non Sao Mai, các quán phở tiêu thụ rồi. Nhờ vậy mà gia đình tôi thu nhập mỗi ngày cũng được vài trăm nghìn đồng”.

Cạnh ruộng rau nhà ông Quân, ruộng rau của gia đình bà Đỗ Thị Lựu cũng đang cho thu hoạch. Nhìn những luống rau xanh mướt chúng tôi cảm nhận được niềm vui của người trồng rau ở Cổ Loa.

“Trồng RAT năng suất tăng gấp rưỡi so với trước; chất lượng cũng đảm bảo hơn. Tuy giá bán rau năm nay có giảm so với năm ngoái nhưng do RAT ở Cổ Loa đã có thương hiệu từ trước nên gia đình tôi vẫn bán chạy. Với hơn 2 sào trồng rau các loại, kết thúc vụ thu hoạch năm nay, tôi cũng thu được từ 5-7 triệu đồng”- bà Lựu thổ lộ.


Có thể bạn quan tâm

Nhân Rộng Mô Hình “Vườn Rau Dinh Dưỡng Gia Đình” Nhân Rộng Mô Hình “Vườn Rau Dinh Dưỡng Gia Đình”

Hội Làm vườn và Trang trại TP. Hồ Chí Minh vừa phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố tổ chức sơ kết thực hiện thí điểm mô hình “Vườn rau dinh dưỡng gia đình” tại phường Đakao, quận 1.

27/12/2013
Giá Cá Điêu Hồng Đã Về Ngưỡng Hòa Vốn Giá Cá Điêu Hồng Đã Về Ngưỡng Hòa Vốn

Trong 2 tháng qua, sản lượng cá điêu hồng nuôi bè tới lứa thu hoạch khá lớn nên giá cá liên tục tuột giảm. Hiện nay, thương lái tới tận bè thu mua với giá 33.000 - 34.000 đồng/kg, giảm hơn 10.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 7/2013. Với giá bán cá hiện nay, người nuôi đang ở ngưỡng hòa vốn và có nguy cơ thua lỗ nếu giá cá tiếp tục tuột giảm.

08/12/2013
Cây Thanh Long Ruột Đỏ Trên Đất Quảng Sơn Cây Thanh Long Ruột Đỏ Trên Đất Quảng Sơn

Vượt hơn 50km đường rừng, chúng tôi có mặt tại nhà ông Nguyễn Anh Đức, Chủ nhiệm Hợp tác xã Hợp Tiến, người đầu tiên mang cây thanh long ruột đỏ về trồng ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong - Đắk Nông).

27/12/2013
Giải Pháp Hạn Chế Nuôi Tôm Ngoài Vùng Quy Hoạch Giải Pháp Hạn Chế Nuôi Tôm Ngoài Vùng Quy Hoạch

Hai năm trở lại đây, nuôi tôm thẻ chân trắng có nhiều thuận lợi về điều kiện môi trường nước, thời gian nuôi ngắn, giá tăng cao mang lại lợi nhuận đáng kể cho hầu hết người nuôi và hiện là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh. Thực tế đó cũng đã làm cho người dân trong vùng qui hoạch ngọt hóa “xé rào”, đã tự phát đào ao và khoan giếng nước mặn để nuôi tôm.

08/12/2013
Triệu Phú 8X Trên Vùng Gò Đồi Triệu Phú 8X Trên Vùng Gò Đồi

Với sự cần cù, hăng say lao động, anh Hoàng Công Mê Sang ở thôn Xuân Lâm, xã Hải Lâm (Hải Lăng - Quảng Trị) đã khai hoang vùng đất gò đồi để lập trang trại. Sau 5 năm miệt mài sản xuất, kiến thiết, trang trại của Sang đã hình thành.

27/12/2013