Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau Quả Xuất Siêu Gần 1 Tỉ Đô La Mỹ

Rau Quả Xuất Siêu Gần 1 Tỉ Đô La Mỹ
Ngày đăng: 29/12/2014

Lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả mang về cho Việt Nam gần 1,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 300 triệu so với mục tiêu đặt ra đầu năm của Bộ Công Thương, trong khi, kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong cả năm nay là hơn 500 triệu đô la Mỹ. Như vậy, mặt hàng rau quả xuất siêu gần 1 tỉ đô la Mỹ.

Cũng như những năm trước, xuất khẩu rau quả của Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào thị trường châu Á và khu vực này luôn nằm trong danh sách những thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của rau quả Việt Nam.
Trong 11 tháng của năm nay, thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc với giá trị đạt gần 359 triệu đô la Mỹ, tăng hơn 34% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm hơn 26% thị phần xuất khẩu. Tiếp đến là các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hà Lan, Nga, Thái Lan, Malaysia, Singapore.
Nhìn vào danh sách 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của mặt hàng rau quả cho thấy châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu chính của việt Nam khi có 7/10 quốc gia.
Theo ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit), lý do để châu Á là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là do đây là những thị trường gần Việt Nam nên việc vận chuyển bằng đường thủy, đường bộ dễ dàng hơn.
Ngược lại, ở những thị trường mà Việt Nam nhập khẩu rau quả, số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN – PTNT) đưa ra cho thấy trong 11 tháng của năm 2014, Việt Nam nhập khẩu các loại rau quả chủ yếu từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc bên cạnh một số thị trường ngoài ASEAN như Mỹ, Úc, New Zealand, Nam Phi, Ấn Độ, Chi Lê.
Năm nay, do những thông tin rau quả nhập từ Trung Quốc không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên kim ngạch nhập khẩu rau quả từ quốc gia này trong 11 tháng của năm 2014 ở mức gần 136 triệu đô la Mỹ, bằng 95% cùng kỳ năm 2013. Thái Lan trở thành quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu rau quả lớn nhất với giá trị đạt gần 140 triệu đô la Mỹ trong 11 tháng của năm nay, tăng 52% so với cùng kỳ năm trước và chiếm hơn 29% thị phần.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Lươn Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lươn Hiệu Quả

Từ các chương trình và dự án về phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt, Trung tâm Giống thủy sản và Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức nhiều lớp huấn luyện, xây dựng điểm trình diễn để chuyển giao kỹ thuật ương lươn giống và nuôi lươn thịt. Đây là mô hình giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật mới, phát triển kinh tế gia đình.

19/08/2013
Thiệt Đơn Thiệt Kép Khi Bán Bò Bệnh Thiệt Đơn Thiệt Kép Khi Bán Bò Bệnh

Thời gian vừa qua, đàn bò của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bị bệnh lở mồm long móng (LMLM). Trong khi cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tìm mọi cách để khống chế dịch bệnh thì thương lái đã tìm đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để mua bò với giá rẻ. Điều này gây thiệt đơn thiệt kép, không chỉ thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn khiến dịch bệnh lây lan.

19/08/2013
Nuôi Ong “Một Vốn Đôi Lời” Nuôi Ong “Một Vốn Đôi Lời”

Mấy năm gần đây, nghề nuôi ong trên địa bàn thị trấn Mậu A (Văn Yên, Yên Bái) phát triển mạnh. Tuy là nghề mới nhưng lợi nhuận được cho là “một vốn đôi lời” từ vật nuôi này đang mở hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân trong vùng.

19/08/2013
Những Cây Trồng Mới Trên Đất Giao Hà (Nam Định) Những Cây Trồng Mới Trên Đất Giao Hà (Nam Định)

Chúng tôi về xã Giao Hà (Giao Thủy) đúng lúc người dân đang hối hả, tất bật với việc thu hoạch hoa hòe để… chạy bão. Già, trẻ, gái, trai ai cũng bận rộn “hái hòe”. Đây cũng là thời điểm cây hòe đang cho hoa, nụ nhiều nhất trong năm. Nhiều năm nay, người dân trong xã đã khai thác thế mạnh của đất phù sa sông Hồng để trồng hòe và đinh lăng xuất bán làm dược liệu.

19/08/2013
Vùng Hành Thanh Thủy Khổ Vì Thiếu Cát Vùng Hành Thanh Thủy Khổ Vì Thiếu Cát

Toàn thôn Thanh Thủy (Bình Hải, Bình Sơn, Quảng Ngãi) có 550 hộ dân thì đã có hơn 400 hộ dân theo đuổi nghề trồng hành hàng chục năm nay. Trước hiệu quả kinh tế đem lại, cây hành ngày càng được bà con nông dân “tín nhiệm”. Họ rất muốn mở rộng diện tích trồng hành nhưng lại gặp phải “nút thắt” vì thiếu cát.

19/08/2013