Rau Quả Xuất Siêu Gần 1 Tỉ Đô La Mỹ

Lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả mang về cho Việt Nam gần 1,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 300 triệu so với mục tiêu đặt ra đầu năm của Bộ Công Thương, trong khi, kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong cả năm nay là hơn 500 triệu đô la Mỹ. Như vậy, mặt hàng rau quả xuất siêu gần 1 tỉ đô la Mỹ.
Cũng như những năm trước, xuất khẩu rau quả của Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào thị trường châu Á và khu vực này luôn nằm trong danh sách những thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của rau quả Việt Nam.
Trong 11 tháng của năm nay, thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc với giá trị đạt gần 359 triệu đô la Mỹ, tăng hơn 34% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm hơn 26% thị phần xuất khẩu. Tiếp đến là các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hà Lan, Nga, Thái Lan, Malaysia, Singapore.
Nhìn vào danh sách 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của mặt hàng rau quả cho thấy châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu chính của việt Nam khi có 7/10 quốc gia.
Theo ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit), lý do để châu Á là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là do đây là những thị trường gần Việt Nam nên việc vận chuyển bằng đường thủy, đường bộ dễ dàng hơn.
Ngược lại, ở những thị trường mà Việt Nam nhập khẩu rau quả, số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN – PTNT) đưa ra cho thấy trong 11 tháng của năm 2014, Việt Nam nhập khẩu các loại rau quả chủ yếu từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc bên cạnh một số thị trường ngoài ASEAN như Mỹ, Úc, New Zealand, Nam Phi, Ấn Độ, Chi Lê.
Năm nay, do những thông tin rau quả nhập từ Trung Quốc không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên kim ngạch nhập khẩu rau quả từ quốc gia này trong 11 tháng của năm 2014 ở mức gần 136 triệu đô la Mỹ, bằng 95% cùng kỳ năm 2013. Thái Lan trở thành quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu rau quả lớn nhất với giá trị đạt gần 140 triệu đô la Mỹ trong 11 tháng của năm nay, tăng 52% so với cùng kỳ năm trước và chiếm hơn 29% thị phần.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay 44 tuổi, anh Nguyễn Ngọc Huy đã có 11 năm gắn bó với nghề nuôi tôm hùm. Sinh ra và lớn lên ở thôn Bình Ba Tây, xã Cam Bình, một hòn đảo nhỏ nằm trong vịnh Cam Ranh được bao bọc bởi sóng và gió, thuở thiếu thời của anh Huy là những tháng ngày lênh đênh trên biển.

Hệ thống sông, suối, ao, hồ, đập, hồ chứa hệ thống công trình thủy điện, thủy lợi được xác định là nguồn tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng và tái tạo nguồn lợi thủy sản, từng bước nâng cao tỷ trọng lĩnh vực thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Phú Yên là một trong 3 tỉnh được chọn triển khai thí điểm khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Ngành Nông nghiệp đang khởi động các chương trình để thực hiện mô hình này thành công, nhất là đầu tư đồng bộ từ khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ, đến xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá…

Ông Huỳnh Thanh Hồng (ngụ xã Khánh An) có thửa đất rộng khoảng 5.000m2, phía trước trồng kiểng, phía sau đào ao nuôi cá, trong đó có hơn 100 con cá hô đất. Chỉ tay xuống ao đầy bông súng, anh Hồng cho biết, ban đầu chỉ thả vài ba con cá sặc, cá rô phi và cá chép.

Ông Hòa kể trước đây từng nhiều năm trồng mía nhưng chẳng khi nào thành công, có thời điểm ông vùi vào nợ nần do thua lỗ. Trong một lần tình cờ, ông Hòa bất ngờ khi biết giá của mỗi ký thịt ba ba cao gấp 5 lần so với thịt heo. Sau lần đó ông trằn trọc và quyết định thử nuôi ba ba thịt. Khi đó là năm 2000.